Thực hiện đảm bảo tín dụng, trích lập dự phịng RRTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 63 - 65)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB

3.2.7. Thực hiện đảm bảo tín dụng, trích lập dự phịng RRTD

Thực hiện các biện pháp đảm bảo tín dụng tốt sẽ giúp cho VIB Vĩnh Phúc giảm thiểu được tổn thất khi rủi ro xảy. Mặc dù ngân hàng đã rất nỗ lực nhưng hiệu quả mà các biện pháp này mang lại vẫn chưa cao. Những hạn chế từ khâu định giá sẽ làm cho các khoản vay chưa thực sự chất lượng và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Do đó ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại giá trị của tài sản thế chấp, đặc biệt là bất động sản để có những biện pháp kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó ngân hàng khơng nên quá tập trung vào một khách hàng hay ngành nghề, khu vực nào đó mà nên thực hiện cấp tín dụng cho nhiều khách hàng và các ngành nghề, khu vực khác nhau để phân tán rủi ro, bằng cách: đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng và phương thức cho vay; bảo hiểm tín dụng; thực hiện trích lập DPRR,… Để có thể ứng phó khi RRTD xảy ra thì Chi nhánh cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

+ Đa dạng hóa danh mục đầu tư và phương thức cho vay: Đa dạng hóa danh mục đầu tư là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán RRTD. Ngân hàng chia nguồn tiền của mình vào nhiều lại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề và nhiều khu vực khác nhau để tránh gặp rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định hay tránh sự rủi ro bất ngờ từ một khách hàng có vốn vay lớn. Cho vay với nhiều lại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối vốn cho ngắn, trung và dài hạn để đảm bảo phát triển vững chắc và tránh RRTD do sự thay đổi lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, ngân hàng nên áp dụng những hình thức cho vay mới, liên kết với các NHTM khác trên cùng địa bàn để cấp tín dụng đối với các khoản vay cần nhiều vốn để chia sẻ trách nhiệm khi rủi ro xảy ra.

+ Bảo hiểm tín dụng: Đây là một biện pháp quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng để phịng trường hợp khách hàng vay vốn rơi vào tình trạng khơng có khả năng trả nợ thì cơng ty bảo hiểm sẽ trả. Tuy nhiên, các loại bảo hiểm tín dụng vẫn chưa phổ biến hiện nay, do phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi khác hàng có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài. Do vậy, rủi ro ln tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

+ Thực hiện trích lập DPRR cũng là một phương thức đảm bảo của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Với tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài liên tục như hiện nay thì

ngân hàng cần tăng trích lập dự phịng để đảm bảo an toàn trước những biến động bất ngờ của thị trường và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)