Thực trạng hoạt động tín dụng của VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 35 - 39)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng vì nó chiếm tới 70% thu nhập của ngân hàng. Dư nợ tín dụng phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho

ngân hàng, mặt khác dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của VIB Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: Triệu đồng;%

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền Số tiền 2020/2019 Số tiền 2021/2020 Số tiền % Số tiền % DS cho vay 3.312.746 3.778.118 465.372 14,05 4.179.636 401.518 10,63 DS thu nợ 2.301.515 3.257.931 956.416 41,56 4.238.145 980.214 30,09 Dư nợ 1.662.590 1.803.447 140.857 8,47 2.115.638 312.191 17,31

Nguồn: Ngân hàng VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc

Từ bảng trên ta thấy:

DS cho vay của VIB Vĩnh Phúc tăng liên tục qua các năm. Giai đoạn 2019- 2020, DS cho vay tăng 465.372 triệu đồng tương ứng với 14,05% (năm 2019 là 3.312.746 triệu đồng; năm 2020 là 3.778.118 triệu đồng). Đến giai đoạn 2020-2021, DS cho vay tăng 401.518 triệu đồng tương ứng với 10,63%. Năm 2021, DS cho vay đạt 4.179.636 triệu đồng, với sự gia tăng này có thể thấy được quy mơ tín dụng của VIB ngày một lớn và mở rộng. DS cho vay tăng liên tục chứng tỏ nền kinh tế đang phục hồi tích cực, các biện pháp phịng chống dịch và phục hồi kinh tế của Chính phủ đang phát huy hiệu quả. Dịch bệnh đã giảm bớt và các cá nhân, doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vốn lúc này tăng khá cao.

DS thu nợ của Chi nhánh cũng tăng theo DS cho vay với năm 2019 là 2.301.515 triệu đồng; năm 2020 là 3.257.931 triệu đồng và năm 2021 là 4.238.145 triệu đồng. Tuy nhiên DS thu nợ của giai đoạn 2021-2020 là 980.214 triệu đồng (30,09%) lại lớn hơn giai đoạn 2019-2020 là 956.416 triệu đồng (41,56%) cho thấy VIB Vĩnh Phúc đã rất sát sao trong việc thu hồi nợ từ các khoản vay, các CBTD đã làm rất tốt trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Bên cạnh sự gia tăng đều của DS cho vay và DS thu nợ thì dư nợ của VIB cũng tăng liên tục với 1.662.590 triệu đồng năm 2019; 1.803.447 triệu đồng năm 2020 và 2.115.638 triệu đồng năm 2021. Đặc biệt dư nợ của Chi nhánh đã tăng mạnh trong năm 2021 với 312.191 triệu đồng (17,31%) trong khi năm 2020 chỉ tăng 140.857 triệu đồng (8,47%).

Tuy chịu ảnh hưởng của Dịch bệnh Covid-19 nhưng nhìn chung hoạt động tín dụng của VIB Vĩnh Phúc vẫn phát triển mạnh, điều đó được thể hiện ở những con số trong bảng trên. Bên cạnh những những chính sách hợp lý được đưa ra kịp thời để Chi nhánh có thể trụ vững phát triển thì các CBTD cũng đã làm rất tốt cơng tác thẩm định trước khi vay, quan tâm đến chất lượng mà khơng vì số lượng, xem chất lượng là điều quan trọng hàng đầu trong cho vay.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tại VIB Vĩnh Phúc

Đơn vị tính: Triệu đồng;%

STT Chỉ tiêu

2019 2020 2021

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 1.662.590 100 1.803.447 100 2.115.638 100 1 Theo thời hạn Ngắn hạn 1.089.372 65,52 1.101.824 61,10 1.281.473 60,57 Trung và dài hạn 573.218 34,48 701.623 38,90 834.165 39,43 2 Theo hình thức đảm bảo Có đảm bảo bằng tài sản 1.280.769 77,03 1.413.502 78,38 1.702.588 80,48 Khơng có đảm bảo bằng tài sản 381.821 22,97 389.945 21,62 413.050 19,52 3 Theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 682.531 41,05 761.930 42,25 894.527 42,28 Doanh nghiệp 980.059 58,95 1.041.517 57,75 1.221.111 57,72

Qua bảng trên ta thấy:

Dư nợ theo thời hạn của VIB Vĩnh Phúc tăng liên tục qua ba năm: Cụ thể năm 2019 dư nợ ngắn hạn đạt 1.089.372 triệu đồng chiếm 65,52% trong khi dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 34,48% tương ứng với 573.218 triệu đồng trong tổng dư nợ. Đến năm 2020, dư nợ ngắn hạn là 1.101.824 triệu đồng tương ứng với 61,10%; còn dư nợ trung và dài hạn là 701.623 triệu đồng tương ứng với 38,90% trong tổng dư nợ. Giai đoạn 2019 – 2020, dư nợ của VIB theo thời hạn tăng cả về ngắn, trung và dài hạn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ của trung và dài hạn lại cao hơn so với ngắn hạn. Do các khoản vay trung và dài hạn có kỳ hạn dài hơn nên việc dự đốn sự biến động của chu kỳ kinh tế cũng khó khăn hơn, một số khách hàng có thể do chưa có phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, phù hợp nên khi nền kinh tế biến động, kèm với việc đến hạn thanh toán, họ trở nên bị động và rơi vào khó khăn dẫn đến mất khả năng trả nợ. Năm 2021, dư nợ theo thời hạn của VIB Vĩnh Phúc vẫn tiếp tục tăng với dư nợ ngắn hạn là 1.281.473 triệu đồng chiếm 60,57%; dư nợ trung và dài hạn là 834.165 triệu đồng chiếm 39,43% trong tổng dư nợ. Ảnh hưởng của Đại dịch trong giai đoạn 2020-2021 đã làm cho nền kinh tế trì trệ, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhiều cá nhân gặp cảnh thất nghiệp hoặc thu nhập bị giảm và nhiều khách hàng đã xin gia hạn thêm thời gian trả nợ, điều đó đã làm cho dư nợ ở VIB Vĩnh Phúc tăng cao mặc dù Ngân hàng đã kiểm soát rất chặt chẽ và đưa ra nhiều chính sách để khắc phục trong tình hình kinh tế lúc bấy giờ.

VIB Vĩnh Phúc thường tập trung vào phân khúc khách hàng có chất lượng tốt, có TSBĐ tốt, có tiềm năng sử dụng nhiều sản phẩm của ngân hàng…. Chính vì vậy, để an tồn hơn trong tín dụng, để bảo đảm khách hàng sẽ hoàn trả đủ nợ đúng thời hạn nên ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay có TSBĐ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của cho vay có TSBĐ tăng liên tục trong ba năm với năm 2019 là 77,03% (1.280.769 triệu đồng); đến năm 2020 là 78,38% (1.413.502 triệu đồng) và năm 2021 là 80,48% (1.702.588 triệu đồng) trong khi cho vay khơng có TSBĐ lại giảm liên tục với năm 2019 là 22,97% (381.821 triệu đồng); năm 2020 là 21,62% (389.945 triệu đồng) sang năm 2021 còn 19,52% (413.050 triệu đồng).

Đối tượng khách hàng của VIB Vĩnh Phúc được chia thành hai nhóm là KHCN và KHDN. Tỷ trọng dư nợ năm 2021 của KHCN là 42,28% (894.527 triệu đồng); KHDN là 57,72% (1.221.111 triệu đồng) trong khi đó năm 2020 tổng dư nợ của KHCN là 42,25% (761.930 triệu đồng); KHDN là 57,75% (1.041.517 triệu đồng). Giai đoạn 2020-2021, đây là lúc mà khách hàng cần vốn để phục hồi kinh doanh và phát triển những ngành nghề phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu thị trường, chính vì vậy mà dư nợ trong giai đoạn này lại ở mức cao hơn so với giai đoạn 2019 - 2020. Năm 2019, dư nợ KHCN là 682.531 triệu đồng tương đương với 41.05% còn dư nợ KHDN là 980.059 triệu đồng tương đương với 58,95% trong tổng dư nợ.

Nhìn chung trong những năm gần đây, VIB Vĩnh Phúc chú trọng nhiều hơn vào các khoản vay ngắn hạn nên dư nợ của các khoản vay này cao hơn cho vay của trung và dài hạn, vì đây thường là những khoản vay nhỏ phù hợp với các cá nhân, tổ chức kinh tế có quy mơ vừa và nhỏ và ngân hàng dễ quay vòng vốn hơn. Bên cạnh đó, VIB Vĩnh Phúc ln cân nhắc và nghiên cứu cẩn trọng về mức độ an toàn và khả năng trả nợ cho các khoản vay của khách hàng để có thể giảm thiểu được RRTD trước những biến động phức tạp của nền kinh tế. Các khoản vay có TSBĐ sẽ chứng minh cho ngân hàng thấy rằng khách hàng có thể đảm bảo cho việc chi trả các khoản vay khi có bất kì sự cố nào xảy ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)