3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB
3.2.6. Xử lý có hiệu quả các khoản nợ có vấn đề
Trong những năm qua, VIB Vĩnh Phúc ln chủ động tích cực trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên cịn tồn tại nhiều bất cập như: khung pháp lý chưa hồn chỉnh gây khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ, nhiều khoản nợ được rao bán với giá thấp… Do đó, việc phân tích đánh giá khả năng thu hồi và giao kế hoạch thu hồi nợ cho CBTD phải là việc làm thường xuyên. Để làm tốt hơn vấn đề này, cần tập trung vào một số nội dung như:
+ Xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn Chi nhánh theo các quý; giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro từ Chi nhánh xuống các CBTD, đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng. Đồng thời đối với khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, trây ỳ đề nghị các cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương cùng phối hợp để thu hồi các khoản nợ cịn đọng, khó địi.
+ Chi nhánh cần thường xuyên thực hiện trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động theo quy định của Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra từ đó giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng. Thời gian tới VIB Vĩnh Phúc cần chủ động trong việc tăng hạn mức trích lập dự phịng của các khoản nợ xấu để đảm bảo an toàn khi RRTD xảy ra.
+ Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng cần có những biện pháp để xử lý nợ kịp thời, hiệu quả như: gia hạn thời gian, khoanh nợ, bán nợ, xóa nợ… Trong thời gian qua, VIB Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp để xử lý nợ nhưng chưa đem lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần căn cứ vào mức độ thiệt hại về vốn, tài sản và yếu tố con người để có những biện pháp xử lý nợ hiệu quả.