1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)
Thành lập ngày 26/4/1957, BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam. BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mơ tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.
Năm 2019, tỷ lệ nợ xấu cho vay tổ chức, dân cư là 1,74% đảm bảo dưới 2% theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Đến năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của BIDV kiểm soát ở mức 0,81% giảm 0,73% so với năm 2020, đảm bảo mục tiêu NNHN giao năm 2021 là dưới 1,6%.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản trị RRTD trong quá trình hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu an tồn, hiệu quả và bền vững, BIDV ln chủ động, tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất để quản trị RRTD. Đến nay, mơ hình QTRR của BIDV đã đáp ứng nguyên tắc độc lập và tập trung theo khuyến nghị của Ủy ban Basel. Trong toàn hệ thống BIDV từ trụ sở chính đến các chi nhánh, cơ cấu tổ chức được thiết lập phù hợp, phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận, các cá nhân liên quan theo mục tiêu QTRR.
BIDV áp dụng các biện pháp giảm thiểu RRTD bao gồm: TSBĐ, bảo lãnh của bên thứ 3 cũng như các điều khoản hợp đồng, được quy định cụ thể trong chính sách của ngân hàng, đảm bảo tuân thủ pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng, BIDV thiết lập quy trình chặt chẽ giữa 3 tuyến bảo vệ đảm bảo kiểm sốt rủi ro, tn thủ chính sách của ngân hàng và các quy định của pháp luật.
BIDV đã hoàn thiện các văn bản chế độ trong hoạt động cấp tín dụng và quản lý RRTD, chính sách quản lý rủi ro toàn hàng để đáp ứng quy định tại Thơng tư 11/2021/TT-NHNN. Bên cạnh đó, BIDV đã đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cùng với hàng loạt các chuẩn mực Basel, được NHNN công nhận đáp ứng
yêu cầu Thông tư 41/2016/TT-NHNN kể từ ngày 01/12/2019, trước thời hạn hiệu lực của Thông tư.
1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(VietinBank)
Ra đời từ năm 1988, VietinBank hiện đang nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của một ngân hàng hàng đầu nền kinh tế với quy mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và giá trị thương hiệu cao nhất Việt Nam.
Với vai trò ngân hàng trụ cột của nền kinh tế, VietinBank khẳng định, luôn kiên định với các mục tiêu tái cấu trúc hệ thống, chú trọng phát triển an toàn, bền vững với các định hướng chính là: cân đối lại tỉ trọng các phân khúc khách hàng theo hướng chú trọng phát triển phân khúc bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng hóa danh mục, giảm rủi ro tập trung; kiểm sốt chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời; tối ưu hóa danh mục tài sản tính theo RRTD.
Để đảo bảm kiểm sốt chất lượng tín dụng, VietinBank triển khai đồng bộ ba tuyến kiểm soát rủi ro, thiết lập hạn mức rủi ro và giám sát mức độ tập trung danh mục tín dụng vào những lĩnh vực biến động mạnh/ tiềm ẩn rủi ro cao.
VietinBank chú trọng nâng cao văn hóa QTRR, tăng cường cơng tác nhận diện, kiểm soát rủi ro ngay từ tuyến bảo vệ thứ nhất (Khối khách hàng và Chi nhánh) với sự hỗ từ các hệ thống hiện đại như: Hệ thống Quản lý hồ sơ rủi ro Chi nhánh – giúp quản lý danh mục Chi nhánh/ Phòng giao dịch; hệ thống cảnh báo sớm – giúp nhận diện sớm rủi ro để triển khai biện pháp ứng xử phù hợp; hệ thống Quản lý thu hồi và xử lý nợ – giúp quản trị hiệu quả, tập trung và xuyên suốt phương án thu hồi và xử lý nợ.
Đồng thời, việc chuẩn hóa chính sách, quy trình cấp tín dụng ln được VietinBank đề cao nhằm bảo đảm thực hiện các quy định về kiểm soát, QTRR theo đúng và đầy đủ các nội dung hướng tới thông lệ quốc tế, yêu cầu Basel II và quy định của NHNN Việt Nam tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Xử lý nợ xấu là điểm sáng của năm 2019 khi tỷ lệ nợ xấu tại VietinBank được kiểm soát ở mức dưới 1,2%. Kết thúc năm 2021, dư nợ tín dụng hợp nhất của VietinBank ước đạt 1,14 triệu tỷ đồng, dư nợ tín dụng bình qn tăng 12,3% so với năm 2020, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,3%.
Ngay sau khi Thông tư 03/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ 17/5/2021, VietinBank đã chủ động dành nguồn lực tài chính bổ sung trích lập DPRR cho các khoản nợ được cơ cấu do tác động của dịch bệnh Covid-19. Với các giải pháp quản trị cân bằng rủi ro – phát triển đã triển khai hiệu quả trong suốt thời gian qua và tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, VietinBank đã kiểm soát tốt chất lượng nợ, tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính của ngân hàng. Chất lượng tài sản được kiểm sốt chặt chẽ, cơng tác thẩm định tín dụng, QTRR liên tục được tăng cường và đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Từ những kinh nghiệm trong công tác quản trị RRTD của một số ngân hàng đã được đề cập ở trên, có thể rút ra nhiều bài học cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, cụ thể như sau :
+ Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập. Đảm bảo tính độc lập giữa CBTD, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách độc lập với các hoạt động nghiệp vụ khác đảm bảo chức năng quản lý RRTD phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo rủi ro.
+ Việc kiểm soát RRTD được thực hiện qua nhận diện sớm, kiểm soát, xử lý, kết hợp với các cơng cụ phân tích dữ liệu hệ thống. Các chốt kiểm sốt, vùng rủi ro nhận dạng được sẽ qua các phòng chức năng để đo lường, đánh giá, xử lý sớm cũng như phân tích nguyên nhân phát sinh để có các giải pháp giảm thiểu, ngăn ngừa phát sinh từ góc độ hệ thống, quy trình, chính sách.
+ Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố ảnh hưởng tác động đến năng lực QTRR như hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách QTRR.
+ Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro.
+ Xây dựng và hoàn thiện các mơ hình RRTD để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển cho vay bán lẻ. Các báo cáo quản trị phân tích danh mục phải từng bước hồn thiện. Đồng thời xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng
+ Ngoài ra, cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống CNTT nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ có các phân khúc khách hàng tốt, độ rủi ro thấp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng phát triển và mở rộng của thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về RRTD của ngân hàng trong đó những nội dung về bản chất của RRTD, nguyên nhân và tác động của RRTD đến hoạt động của ngân hàng. Một nội dung quan trọng trong chương này đó là quản trị RRTD, phân tích đánh giá RRTD, kiểm soát và ứng phó RRTD. Bên cạnh đó, chương này có nghiên cứu các mơ hình quản trị RRTD hiện nay đang được các ngân hàng trên thế giới sử dụng cùng với việc tuân thủ Hiệp ước Basel trong quản trị RRTD. Để có cách nhìn nhận tồn diện về RRTD, em còn nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị RRTD của một số hàng thương mại lớn trong nước, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quản trị RRTD cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH
VĨNH PHÚC