Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt RRTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 62 - 63)

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB

3.2.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt RRTD

Kiểm tra, kiểm soát RRTD là một trong những nội dung của quản trị RRTD, được thực hiện song song với hoạt động QTRR nhằm mục tiêu: phòng, chống và kiểm sốt rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động tín dụng; đảm bảo tồn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và của các cấp thẩm quyền; đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Việc theo dõi giám sát khoản vay, thực hiện kiểm tra và xử lý RRTD được xem là một cơ chế giám sát tín dụng. Mặc dù luôn tiến hành kiểm tra, kiểm soát RRTD trong q trình cấp tín dụng nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa cao. Vì vậy, để cơng tác kiểm tra, giám sát RRTD được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, Chi nhánh cần thực hiện các hoạt động sau:

+ Tiến hành kiểm tra định kỳ đối với tất cả các loại hình tín dụng. Xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung, quá trình kiểm tra một cách thận trọng, chi tiết như: lên kế hoạch trả nợ cho khách hàng, đảm bảo khách hàng không chậm trễ trong việc trả nợ theo kế hoạch, kiểm tra chất lượng của TSBĐ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đánh giá các điều kiện tài chính và những thay đổi bất thường về mọi mặt của khách hàng, đánh giá xem khoản cấp tín dụng có tn thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan pháp lý đặt ra.

+ Kiểm tra thường xuyên những khoản vay lớn, vì khi xảy ra RRTD thì những khoản vay này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng. Chi nhánh cần tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống, hoặc những ngành nghề được cấp tín dụng đang có vấn đề dẫn đến xảy ra rủi ro. Yêu cầu CBTD làm công tác quản lý rủi ro cần thường xuyên kiểm tra hạn mức, giám sát rủi ro kinh doanh, tiến hành phân tích các biểu hiện của ngành kinh doanh đó. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay có phù hợp với mục đích xin vay hay khơng; kiểm tra các dự án, tiến độ phương án sản xuất kinh doanh, hiện trạng TSBĐ của khoản vay. Phối hợp chặt chẽ giữa các phịng ban để cơng tác kiểm tra, kểm soát RRTD đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)