2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc
2.2.2.1. Tình hình nợ q hạn
Trong hoạt động tín dụng, các khoản vay phát sinh NQH là điều không tránh khỏi, nếu khách hàng khơng trả nợ đúng hạn thì sẽ dẫn đến tình trạng nhảy nhóm nợ và làm cho điểm tín dụng của khách hàng trong mắt các ngân hàng giảm sẽ bị giảm đáng kể. Bảng dưới đây thể hiện tình trạng NQH của VIB Vĩnh Phúc trong 3 năm 2019 - 2021:
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại VIB Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Triệu đồng;%
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền Số tiền 2020/2019 Số tiền 2021/2020 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1.662.590 1.803.447 140.857 8,47 2.115.638 312.191 17,31 NQH 53.324 78.119 24.795 46,50 102.981 24,862 31,83 % NQH 3,21 4,33 4,87
Nguồn: Ngân hàng VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc
Từ bảng trên có thể thấy được NQH của VIB Vĩnh Phúc tăng liên tục trong ba năm, tỷ trọng NQH trong tổng dư nợ cũng tăng liên tục, cụ thể: năm 2019 con số này là 3,21%; sang năm 2020 là 4,33% và đến năm 2021 là 4,87%. Năm 2020, NQH của Chi nhánh là 78.119 triệu đồng, tăng 24.795 triệu đồng (46,50%) so với năm 2019 là 53.324 triệu đồng. Đây là giai đoạn mà các cá nhân, tổ chức kinh tế làm ăn thua lỗ nhiều, thu nhập giảm do biến động của thị trường và Đại dịch Covid- 19 làm cho các khoản nợ đến hạn của họ khơng được thanh tốn đúng hạn. Năm 2021 NQH của VIB Vĩnh Phúc là 102.981 triệu đồng đã tăng 24.862 (31,83%) so với năm 2020, đây là năm mà nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, VIB Vĩnh Phúc đã duy trì chính sách quản lý RRTD đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như: thiết lập một môi trường quản lý RRTD phù hợp; hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh; duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp; đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với RRTD.
2.2.2.2. Tình hình nợ xấu
Diễn biến kéo dài, phức tạp của dịch Covid-19 làm cho xu hướng rao bán tài sản, rốt ráo thu hồi nợ vay đang được nhiều ngân hàng triển khai. Nếu như trước đây, những khoản nợ rao bán đấu giá, thanh lý phần lớn là bất động sản như đất, căn hộ, nhà ở… thì trong giai đoạn ba năm 2019-2021 tài sản thế chấp đã có thêm các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ô tô… Nền kinh tế và doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ tác động trực tiếp tới ngân hàng, khi mà khách hàng không trả được nợ thì chắc chắn nợ xấu sẽ phát sinh và gia tăng liên tục:
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu của VIB Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Triệu đồng;%
Chỉ tiêu
2019 2020 2021
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 1.662.590 1.803.447 2.115.638 Nợ xấu 18.201 100 22.798 100 35.858 100 - Nhóm 3 8.921 49,01 12.062 68,33 17.730 43,40 - Nhóm 4 5.804 31,89 6.536 15,92 10.361 29,29 - Nhóm 5 3.476 19,10 4.200 15,75 7.767 27,31 % Nợ xấu 1,09 1,26 1,69
Nguồn: Ngân hàng VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc
Theo Thơng tư 11/2021/TT-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Qua bảng trên ta thấy, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất và nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nợ xấu của Chi nhánh.
Năm 2019, tổng nợ xấu của VIB Vĩnh Phúc là 18.201 triệu đồng (chiếm 1,09% tổng dư nợ) trong đó nợ nhóm 3 là 8.921 triệu đồng (49,01%); nhóm 4 là 5.804 triệu đồng (31,89%); nợ nhóm 5 là 3.476 triệu đồng (19,10%). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa tốt, giám sát khoản vay chưa hiệu quả.
Năm 2020, tổng nợ xấu là 22.798 triệu đồng, chiếm 1,26% tổng dư nợ. Cùng với sự gia tăng của tổng nợ xấu cũng kéo theo đó là sự tăng lên của các nhóm nợ, cụ thể: nợ nhóm 3 là 68,33% (12.062 triệu đồng) chiếm hơn 50% tổng nợ xấu của Chi nhánh; cịn nợ nhóm 4 và nhóm 5 lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với năm 2019 lần lượt là 15,92% (6.536 triệu đồng); 15,75% (4.200 triệu đồng). Thời điểm đầu của dịch Covid-19, Chính phủ đã liên tục đưa ra các chỉ thị giãn cách xã hội để khống chế dịch một cách hiệu quả nhất và đảm bảo an toàn cho người dân nhưng bên cạnh đó cịn có những hạn chế ảnh hưởng tới nền kinh tế. Giãn cách xã hội và đóng cửa nhiều địa điểm kinh doanh của các khu vực có dịch bệnh đã làm cho kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nguồn thu nhập khơng có nên đã làm cho các khách hàng của ngân hàng nhảy nhóm nợ liên tục, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. VIB Vĩnh Phúc cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa để thu hồi nợ nhanh chóng.
Năm 2021, Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ và khơng kiểm sốt được nữa, người dân sống chung với dịch, các địa điểm kinh doanh đã được mở cửa trở lại, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và phát triển nhưng tỷ lệ nợ xấu tại VIB Vĩnh Phúc vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể tổng nợ xấu trong năm này là 35.858 triệu đồng chiếm 1,69% tổng dư nợ, trong đó nợ nhóm 3 là 17.730 triệu đồng (43,40%), nhóm 4 là 10.361 triệu đồng (29,29%) và nhóm 5 là 7.767 triệu đồng (27,31%). Mặc dù NHNN đã có văn bản yêu cầu các TCTD đánh giá thực trạng hoạt động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý nợ xấu nhưng các TCTD vẫn chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả để kiểm sốt tình trạng gia tăng nợ xấu.
VIB Vĩnh Phúc chịu RRTD trong quá trình cho vay, đầu tư cũng như khi đóng vai trị trung gian thay mặt khách hàng hay các bên thứ ba khác hay khi cấp bảo lãnh. Rủi ro khi khách hàng và các bên đối tác suy giảm khả năng trả nợ hoặc khơng có khả năng thanh tốn nợ dẫn đến tình trạng nợ xấu của Chi nhánh tăng liên tục. Nợ xấu trong thời gian tới sẽ có khả năng tiếp tục tăng do Đại dịch Covid-19, điều đó làm cho việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2% được coi là thách thức khơng nhỏ đối với ngành ngân hàng nói chung và VIB nói riêng. Chính vì vậy mà
VIB Vĩnh Phúc cần có những biện pháp cứng rắn hơn nữa trong việc thu hồi và xử lý nợ, tránh gây ra những tổn thất trong thời gian tới.
2.2.2.3. Khả năng thu hồi nợ xấu
Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, đó là nguy cơ mất vốn. Tuy nhiên trong thời gian qua, VIB Vĩnh Phúc đã chú trọng nhiều hơn đến các khoản vay có TSBĐ, chính vì vậy mà khi các khoản nợ đó nằm trong nhóm nợ xấu Chi nhánh vẫn khơng bị mất trắng vốn và có khả năng thu hồi lại vốn qua việc xử lý các TSBĐ của khách hàng. Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy khả năng thu hồi nợ xấu tại VIB Vĩnh Phúc:
Bảng 2.7: Nợ xấu phân theo hình thức đảm bảo của VIB Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Triệu đồng;%
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản 11.927 65,53 14.873 65,24 22.560 62,91 Nợ xấu khơng có đảm bảo bằng
tài sản 6.274 34,47 7.925 34,76 13.298 37,09 Tổng nợ xấu 18.201 100 22.798 100 35.858 100
Nguồn: Ngân hàng VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc
Qua bảng trên ta thấy:
Năm 2019, nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản chiếm 65,53% (11.927 triệu đồng) trong khi nợ xấu khơng có đảm bảo bằng tài sản chỉ chiếm 34,47% (6.274 triệu đồng) trong tổng nợ xấu. Tuy nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu khơng có đảm bảo bằng tài sản qua các năm nhưng con số này lại giảm liên tục, điều đó cho thấy Chi nhánh đã làm rất tốt cơng tác thu hồi nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản. Bị ngân hàng nắm giữ TSBĐ nên khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc trả nợ hoặc ngân hàng sẽ xử lý TSBĐ để thu hồi lại vốn vay.
Năm 2020, nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản là 14.873 triệu đồng tương ứng với 65,24% và nợ xấu khơng có đảm bảo bằng tài sản là 7.925 triệu đồng tương ứng với
34,76%, tăng so với năm 2019. Việc cho vay và nhận thế chấp tài sản là phương thức được coi là tương đối an tồn vì về ngun tắc, khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng, nếu vay có TSBĐ, khách hàng phải ký hợp đồng thế chấp tài sản (có thể thế chấp tài sản của bên thứ ba hoặc thế chấp tài sản của chính khách hàng) và khi khách hàng không trả nợ theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyền xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ.
So với năm 2020 thì đến năm 2021 nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản chiếm 62,91% (22.560 triệu đồng) và nợ xấu khơng có đảm bảo bằng tài sản chiếm 37,09% (13.298 triệu đồng) trong tổng nợ xấu. Việc ngân hàng cho vay đối với các khách hàng khơng có TSBĐ thường là những khoản vay nhỏ vì nó khơng đảm khả khả năng thu hồi được hết vốn và ngân hàng có nguy cơ mất vốn điều này làm cho RRTD của ngân hàng tăng cao. Vì vậy, để kiểm sốt chặt chẽ được các khoản vay và khả năng thu hồi nợ, VIB Vĩnh Phúc sẽ chú trọng nhiều hơn vào các khoản vay có tài sản thế chấp vì đây là những khoản vay lớn và khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Tuy hình thức vay này có tài sản thế chấp nhưng vẫn còn nhiều bất cập khi mà tài sản thế xuống giá, để lâu sẽ bị hao mịn… vì tài sản thế chấp cho những khoản vay này thường là bất động sản.
Mặc dù có tài sản thế chấp của khách hàng nhưng Chi nhánh cần kiên quyết hơn trong việc thu hồi nợ, cần có những chính sách phù hợp hơn để gia tăng khả năng thu hồi nợ kể cả những khoản vay khơng có TSBĐ. Ngồi ra các CBTD cũng là một phần nguyên nhân làm cho công tác quản trị RRTD kém hiệu quả (CBTD định giá vượt mức thực tế của tài sản thế chấp trong q trình thẩm định).
2.2.2.4. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro
Hiện nay, việc trích lập DPRR được thực hiện theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN, trích lập DPRR là khoản dự phịng cho những thất thoát phát sinh từ những khoản nợ xấu của ngân hàng, tỷ lệ dự phòng RRTD là một trong những chính sách để khắc phục RRTD có thể xảy ra trong tương lai hay nói cách khác tỷ lệ dự phòng RRTD được sử dụng như một cơng cụ để kiểm sốt RRTD.
Bảng 2.8: Trích lập dự phịng rủi ro tại VIB Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: Triệu đồng;%
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng nợ xấu 18.201 22.798 35.858
DPRR 1.901 3.734 8.479
- Dự phòng chung 577 1.132 2.571
- Dự phòng cụ thể 1.325 2.602 5.908
DPRR/ Tổng nợ xấu (%) 10,45 16,38 23,65
Nguồn: Ngân hàng VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc
Thơng tư 11 u cầu trích lập 2 loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phịng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phịng chung là số tiền được trích lập để dự phịng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phịng cụ thể. Nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến RRTD và tỷ lệ nợ xấu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Từ bảng trên ta có thể thấy được DPRR của VIB Vĩnh Phúc tăng liên tục trong ba năm. Năm 2019, trích lập dự phịng của Chi nhánh là 1.901 triệu đồng với số tiền dự phòng chung là 577 triệu đồng và dự phòng cụ thể là 1.325 triệu đồng. Tỷ lệ dự phòng là 10,45% tức là trong năm này có 10,45% dư nợ được trích lập dự phịng.
Năm 2020, số tiền trích lập dự phịng của VIB Vính Phúc lên đến 4.291 triệu đồng, kéo theo đó là tỷ lệ dự phịng cũng tăng lên 16,38% đồng nghĩa với việc có 16,38% dư nợ được trích lập dự phịng. Tình hình rủi ro của ngân hàng đang có dấu hiệu tăng lên, có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ còn hạn chế, ngân hàng chưa có những biện pháp phù hợp để xử lý các khoản nợ xấu. Cũng trong năm này, dự phòng chung và dự phòng cụ thể cũng tăng mạnh, lần lượt là 1.132 triệu đồng và 2.602 triệu đồng.
Đến năm 2021, trong bối cảnh nguy cơ nợ xấu tiếp tục tăng mạnh, nhiều ngân hàng đã mạnh tay trích lập DPRR cho vay, tăng “sức đề kháng” trước bão Covid-19
trong đó cũng có VIB Vĩnh Phúc với số tiền trích lập dự phịng là 8.479 triệu đồng và tỷ lệ dự phòng cũng tăng lên 23,65% đồng nghĩa với việc có 23,65% dư nợ được trích lập dự phịng. Trong tổng số tiền DPRR được trích lập thì có 2.571 triệu đồng là dự phịng chung và 5.908 triệu đồng là dự phòng cụ thể. Đây khơng chỉ là chi phí dự phịng đảm bảo cho các khoản nợ xấu phát sinh mà còn là bộ đệm của ngân hàng trong năm tới.
Ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 làm cho nguy cơ nợ xấu gia tăng đi cùng với đó là tỷ lệ trích lập dự phòng cũng tăng theo. DPRR vốn được coi như “của để dành” của các ngân hàng, là khoản tiền được trích lập dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Vì vậy để đảm bảo an tồn trong q trình hoạt động kinh doanh thì việc trích lập DPRR là vơ cùng cần thiết. Ngồi ra, Chi nhánh cần làm tốt hơn công tác QTRR để trong thời gian tới trích lập DPRR giảm dần, lợi nhuận của ngân hàng tăng lên.