Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 41 - 42)

1.3.3 .Năng lực chun mơn, trình độ tin học của giáo viên

2.4. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng

2.4.1. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ mầm non và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH trẻ mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này được tôi nghiên cứu tại trường mầm non Tuổi Hoa - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Tổng số khách thể nghiên cứu của luận văn là 65 người. Cụ thể như sau: - Số CBQL: 03 người (BGH) (1 Hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng)

- Số giáo viên: 43 người - Số nhân viên: 19 người

Tiến hành phỏng vấn sâu 3 cán bộ quản lý và 10 giáo viên của nhà trường được nghiên cứu. Khách thể phỏng vấn sâu lấy từ khách thể điều tra bảng hỏi.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

Để giải quyết được nhiệm vụ chỉ ra thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non Tuổi Hoa, và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này chúng tôi đã sử dụng phối hợp đồng bộ, linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phương pháp trưng cầu ý kiến…

-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu

chính của luận văn. Luận văn sẽ xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non Tuổi Hoa. Tôi xây dựng thang đánh giá ứng dụng CNTT trong HĐDH trẻ tạ trường mầm non Tuổi Hoa cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này như sau:

+ Đối với thang đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non. Tôi xây dựng thang đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ với 3 mức độ: Thường xuyên; Thỉnh thoảng; Không bao giờ.

+ Đối với thang đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non. Tôi xây dựng thang đánh giá mức độ thực hiện 4 nội dung quản lý hoạt động này với 3 mức độ: Rất tốt; Tốt; Không tốt.

+ Đối với thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại các trường mầm non. Tôi xây dựng thang đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới thực trạng quản lý ứng dụng CNTT này với 3 mức độ: Rất ảnh hưởng; Ảnh hưởng; Không ảnh hưởng.

-Phương pháp phỏng vấn sâu: Tôi xây dựng phiếu phỏng vấn sâu để

tìm hiểu sâu hơn ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này.

-Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ được tác giả xử lý số liệu bằng thống kê tốn học. Trong đó chủ yếu sử dụng tỷ lệ phần trăm.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 41 - 42)