9. Cấu trúc của luận văn
1.2. Công nghệ thông tin và hoạt động dạy học
1.2.3. Ứng dụng CNTT trong đổi mới hoạt động dạy họ cở trường mầm non
non
Tác giả Ngô Quang Sơn đã quan niệm: “Giáo án dạy học tích cực có
ứng dụng CNTT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và HS, HS và HS (Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trìu tượng đối với các em mà các loại hình TBDH truyền thống (tranh
ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, mơ hình, mẫu vật, thí nghiệm thật... ) khơng thể hiện nổi thì sẽ được số hố (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ phỏng, mơ hình mơ phỏng đơn giản hay các đoạn Video Clip...để trình chiếu trong một thời gian rất ngắn cho HS, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, giúp cho HS tự mình chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới”.
So với nhu cầu thực tế hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong Giáo dục Mầm non còn rất hạn chế. Chúng ta phải nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta khơng nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT đem lại. Đồng thời cần biết cách tận dụng những tiện ích mà CNTT mang lại, biến nó thành cơng cụ hiệu quả cho cơng việc, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với Giáo dục mầm non, CNTT cịn có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học.
Ngày nay với sự hỗ trợ của máy tính, mạng Internet, giáo viên có điều kiện tiếp xúc với các chương trình giảng dạy có hỗ trợ đa phương tiện: thí nghiệm mơ phỏng, hình ảnh động, các Video trực quan...
Cơng nghệ thơng tin có thể cải thiện việc đánh giá quá trình dạy học ở trường mầm non bằng cách đưa ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng cách hỗ trợ giáo viên sử dụng những phần mềm tin học dùng đánh giá trẻ em mầm non để cải tiến chương trình giáo dục trẻ mầm non. Những thơng tin phản hồi tích cực được thiết kế cho các phản ứng riêng của trẻ, từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và vận dụng tri thức mới.
Tác động lớn nhất của CNTT đối với giáo viên được ghi nhận trong những trường hợp khi việc sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung giảng dạy và với việc đánh giá về kết quả dự kiến.
Trong giờ dạy của giáo viên được hỗ trợ bởi CNTT sẽ trở lên hấp dẫn hơn, truyền thụ kiến thức tới trẻ em hiệu quả hơn, trẻ có hứng thú lĩnh hội tri thức hơn. Đặc biệt, khi soạn giảng có ứng dụng CNTT thì giáo viên có thể trình bày bài giảng một cách chủ động, minh hoạ được nhiều ví dụ của bài
giảng gần gũi với thực tiễn mà các đồ dùng trực quan thông thường không thể làm được.
Lứa tuổi mầm non thường hiếu động, thời gian tập trung vào bài giảng thường ngắn. Vì thế, khi bài giảng có sử dụng yếu tố CNTT giúp các em sẽ có hứng thú khám phá tri thức, tập trung tư duy, tích cực xây dựng bài, chủ động tìm hiểu kiến thức của giáo viên đưa ra, hay nói cách khác là các em có thể chủ động chiếm lĩnh tri thức từ bài giảng của giáo viên.
Xuất phát từ yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp giáo dục mầm non có ứng dụng CNTT đã thúc đẩy được sự quan tâm của nhà quản lý giáo dục trong việc có kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của phương pháp mới có sử dụng CNTT. Giáo viên sẽ chủ động trong việc khai thác các thiết bị CNTT của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Thực tế cho thấy nếu người dạy sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại một cách hợp lí trong q trình tổ chức hoạt động dạy học thì chắc chắn sẽ làm cho các giờ dạy của mình trở nên sinh động hơn, làm giảm bớt được tính trừu tượng của nội dung kiến thức cần truyền đạt đến với người học, trên cơ sở đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học