Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 70 - 72)

1.3.3 .Năng lực chun mơn, trình độ tin học của giáo viên

3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ

bộ quản lý, giáo viên.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm giúp cho đội ngũ GV có kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng dụng CNTT soạn giáo án điện tử, sử dụng thành thạo một số phần mềm dạy học, có kỹ năng trong việc khai thác, tìm kiếm các tư liệu trên mạng Internet, có thể tự thiết kế và sử dụng hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

Tạo nguồn lực về CNTT để thực hiện tốt các nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra về các lĩnh vực CNTT tại trường mầm non.

3.2.2.2 Nội dung biện pháp

CBQL, Giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng tin học thành thạo thì mới có thể thiết kế được những bài giảng điện tử. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng CNTT cho CBQL, giáo viên là biện pháp cần thiết. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động dạy học cho trẻ, nếu khơng có giáo viên thì khơng thể nói đến q trình giáo dục. Vì vậy các nhà trường cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chun mơn, nghiệp vụ và có trình độ về tin học thì mới có thể đáp ứng được u cầu của hoạt động dạy học tại trường MN Tuổi Hoa hiện nay.

Nhà trường xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực, trình độ, biết ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học hiệu quả thì BGH nhà trường cần phải chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tin học cho giáo viên. Đây là công việc rất cần thiết và phải làm thường xuyên hàng năm đối với nhà trường

Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên, tạo nguồn nhân lực của CNTT là khâu quan trọng quyết định thành công

của chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT của trường mầm non Tuổi Hoa nói riêng và của ngành GD&DT nói chung. Vì vậy, ban lãnh đạo sở, phịng GD&ĐT và BGH nhà trường cần phải có kế hoạch, chính sách đào tạo, kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, có hiệu quả. Kết quả của việc bồi dưỡng, đào tạo cho giáo viên phải trực tiếp tác động vào việc ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng, trò chơi, ứng dụng các phần mềm để thực hiện các hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng tin học cho cán bộ, giáo viên. Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, thực tiễn trình độ tin học, CSVC... Từ đó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng tin học cho cán bộ, giáo viên.

Nhà trường cử CBQL, GV tham gia các lớp tập huấn về CNTT theo chương trình bồi dưỡng của Sở, Phòng GD&ĐT.

Tổ chức các lớp học bồi dưỡng tại trường để nâng cao trình độ CNTT cho CBQL, GV, hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học, xây dựng kho học liệu điện tử, đặc biệt là hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử cho các hoạt động dạy học. Hình thức bồi dưỡng GV gồm: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng nâng cao.

-Nhà trường tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên nịng cốt trong cơng tác bồi dưỡng kỹ năng CNTT tại nhà trường. Phân công các giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm giúp đỡ các giáo viên chưa giỏi, mới vào nghề. Phát huy vai trò chủ động của tổ chuyên môn trong công tác tự bồi dưỡng. Tạo được bầu khơng khí dân chủ, tin cậy lẫn nhau.

-Thông qua các hội thi, hội giảng, kiến tập, CBQL nhà trường cần phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT. Tập thể nhà trường tham gia đầy đủ các hội thi liên quan đến ứng dụng CNTT do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức như ngày hội ứng dụng CNTT thi kỹ năng CNTT cho GV, NV, thi thiết kế bài giảng E-Learning, xây dựng kho học liệu điện tử, trang website của trường.

-Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng CNTT cho giáo viên theo định kì một cách nghiêm túc, tạo cơ sở để lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tại nhà trường ở giai đoạn kế tiếp một cách hợp lý

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Phòng GD&ĐT và BGH nhà trường phải thực sự quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho CBQL, giáo viên. Cần phải coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT là một phần trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà trường và xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng theo giai đoạn cụ thể phù hợp với thực tế của trường, của ngành.

Các nhà trường phải đảm bảo đủ về CSVC, trang thiết bị giảng dạy phải đồng bộ, hiện đại và hiệu quả. CBQL cần xây dựng kế hoạch để có chi phí cho cơng tác bồi dưỡng phù hợp, khích lệ giáo viên tham gia làm báo cáo viên.

Đội ngũ CBQL, GV phải tích cực trong việc tham gia các lớp bồi dưỡng và tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ tin học để ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 70 - 72)