Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 78)

1.3.3 .Năng lực chun mơn, trình độ tin học của giáo viên

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trên đều có vị trí quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành Hà Nội. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trị riêng nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết và sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, CBQL phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.Trước hết hiệu trưởng, cán bộ quản lý nhà trường cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất, là tiền đề để thực hiện tốt những biện pháp còn lại, bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đơi khi là cả một q trình. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.

Cơ sở cần thiết để mỗi cán bộ quản lý, giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ đó là trình độ CNTT. Trình độ ứng dụng CNTT của GV có thể giúp GV trong việc tìm hiểu về thế giới công nghệ, giúp GV trong việc khai thác thông tin trên mạng Internet, giúp GV tìm hiểu về các phần mềm dạy học để từ đó GV có thể thiết kế được bài giảng điện tử có ứng dụng CNTT và có khả năng sử dụng loại giáo án này để dạy học. Cho nên có thể nói, nếu cán bộ quản lý, giáo viên khơng có trình độ tin học cơ bản thì chắc chắn sẽ khơng thể ứng dụng CNTT trong q trình đổi mới phương pháp dạy học.

Biện pháp 3 là đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ hoạt động dạy, biện pháp 4 là đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học đóng một vai trị quan trọng trong điều

BIỆN PHÁP 2

BIỆN PHÁP 1 Hiệu quả biện

pháp BIỆN PHÁP 3

BIỆN PHÁP 5 BIỆN PHÁP 4

hướng và tiến trình thực hiện. Tiếp đó, cần có biện pháp thứ 5 là phối hợp nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học cho trẻ nhằm điều chỉnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trẻ sao cho đúng hướng và đạt hiệu quả. Đây chính là cơ sở để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học dục trẻ tại các trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào những giai đoạn tiếp theo.

Có thể thấy, mỗi biện pháp nêu trên đều có những ảnh hưởng nhất định đối với nhau. Do đó, hiệu trưởng, cán bộ quản lý cần phải có những nhận định sát thực, tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong cơng tác quản lý của mình.

Mơ hình 3.1. Mơ hình về mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích yêu cầu của khảo nghiệm

Khảo nghiệm một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa mà luận văn đã đề xuất nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp trong thực tế.

hoạt động dạy học tại các trường mầm non xã Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội được tiến hành đồng thời với quá trình tiếp tục triển khai hoạt động này tại nhà trường được nghiên cứu. Yêu cầu của công việc khảo nghiệm là phải khách quan, đối tượng khảo nghiệm phải đa dạng, bao gồm cả cán bộ quản lý từ các nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưung, thành phố Hà Nội.

3.4.2. Các bước tiến hành khảo nghiệm

- Bước 1: Lập phiếu điều tra

Phiếu điều tra được biên soạn với 02 nội dung:

- Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo 3 mức: Rất cần thiết; Cần thiết; Khơng cần thiết.

- Điều tra tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

-Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra 3 cán bộ quản lý và 43 GV của trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

-Bước 3: Phát phiếu điều tra

Đề tài đã phát ra 46 phiếu tới tất cả các đối tượng nêu trên, có kèm theo sự hướng dẫn trả lời sao cho đảm bảo tính khách quan.

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

Đề tài đã thu về đủ 46 phiếu. Sau khi xử lý các phiếu thu về, chúng tơi có kết quả ở 02 bảng 3.1 và 3.2 dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp TT Tên biện pháp thiết (%)Rất cần Cần thiết (%) Không cầnthiết (%)

1

Chỉ đạo nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

36 83.7 7 16.3 0 0

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên.

35 81.4 8 18.6 0 0

3 Đầu tư trang thiết bị CNTTphục vụ hoạt động dạy học 34 79.1 9 20.9 0 0 4

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

32 74.4 11 25.6 0 0

5

Phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học

31 72.1 12 27.9 0 0

Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy, các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội mà đề tài đề xuất đều có tính cần thiết. Trong đó, biện pháp “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ” được đánh giá là rất cần thiết ở mức độ cao nhất (83,7%); Biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên” cũng được đánh giá là rất cần thiết cao (81,4%). Điều này phù hợp với kết luận về vai trò tối quan trọng của nhận thức ở cá nhân, nhận thức sẽ là kim chỉ nam cho cá nhân có thái độ và hành động tích cực nhất để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ. Riêng biện pháp “Phối hợp nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học” tuy vẫn được đánh giá là rất cần thiết, nhưng ở mức độ thấp hơn các biện pháp khác (72,1%).

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp S TT Tên biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

35 81,4 8 18,6 0 0 2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độtin học cho cán bộ quản lý, giáo viên. 34 79,1 9 20,9 0 0 3 Đầu tư trang thiết bị công nghệ thôngtin phục vụ hoạt động dạy học 33 76,3 10 21.7 0 0 4

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

31 72,1 12 27,9 0 0 5

Phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học

32 74,4 11 25,6 0 0 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội cho thấy các khách thể mà đề tài tiến hành nghiên cứu đều khẳng định cả 5 biện pháp mà đề tài đề xuất đều có tính khả thi ở mức độ cao. Trong đó, biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học”, 81,4 % đánh giá mức độ rất khả thi. Xét trên thực tế thì đây chính là hoạt động mà các nhà trường có thể thực hiện dễ nhất, thành công nhất. Bởi lẽ, nhà trường có đủ điều kiện về nguồn lực con người, nguồn lực vật chất để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên” cũng được đánh giá là rất khả thi cao (79,1%). Hoạt động này là hoạt động thường xuyên được thực hiện tại nhà trường mầm non. Do vậy, việc hiệu trưởng chỉ đạo lập kế hoạch sẽ rất thuận lợi bởi các cá nhân, đơn vị đã có những kĩ năng và kinh nghiệm nhất định thực hiện nhiệm vụ này. Riêng biện pháp “Đổi mới công tác

kiểm tra, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ” tuy vẫn được đánh giá là rất khả thi, nhưng ở mức độ thấp hơn các biện pháp khác (74,4%). Đây là điểm cần phải chú ý của chủ thể quản lý hoạt động này tại trường mầm non.

Tổng hợp lại ta thấy rằng, các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa mà luận văn đề xuất vừa có tính cần thiết, vừa có tính khả thi ở mức độ cao. Những biện pháp đề xuất trên đây khơng phải là hồn tồn mới, có những biện pháp đã nằm trong kế hoạch chỉ đạo của Sở, Phòng GD & ĐT quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Nhưng vấn đề tích cực ở đây là các biện pháp này đã được hệ thống hóa và được vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Thực tế khảo nghiệm vừa nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, chắc chắn cịn cần phải có thời gian để hồn thiện, phát triển, nhằm thực hiện có hiệu quả cơng cuộc đổi mới trong hoạt động dạy học nói chung.

Tiểu kết chương

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Đó là:

-Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tin học cho cán bộ, giáo viên - Đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ hoạt động dạy học

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong HĐDH

- Phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học

Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ cao. Điều này cũng khẳng định, các biện pháp có thể được áp dụng tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dạy học nói chung và cơng tác quản lí và giáo dục mầm non nói riêng đang ngày càng trở nên cấp thiết. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non là yêu cầu tất yếu, bắt buộc đối với tất cả đội ngũ giáo viên trong thời đại ngày nay để theo kịp với sự phát triển của thời đại mới - thời đại CNTT.

Luận văn bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý ứng dụng CNTT trong HĐ dạy học.

Luận văn đã nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội hiện nay, tìm hiểu thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ứng dụng. Qua đó, đã đánh giá một cách khái quát nhất về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại nhà trường là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3 của luận văn.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Các biện pháp này được xây dựng có cơ sở lý luận và phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. Qua khảo sát cho thấy kết quả của các biện pháp đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học mà tác giả đã nêu ra trong luận văn. Các biện pháp có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau và chúng cần được tiến hành một cách đồng bộ hoặc ưu tiên cho một pháp nào đó trội hơn tùy thuộc vào từng đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của các nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội:

Tích cực tham mưu với UBND thành phố Hà Nội trong việc đầu tư CSVC, xây dựng cơ chế chính sách cho việc xã hội hóa giáo dục nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường mầm non.

Các phòng mầm non Sở GD&ĐT Hà Nội có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng CNTT trong đổi mới PP trong hoạt động dạy học tại trường mầm non

Tạo điều kiện cho nhiều CBQL,GV được đi tham quan thực tế ở những trường mầm non điểm của thành phố có nhiều thành cơng về ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

2.2. Đối với Phòng Giáo dục vả Đào tạo quận Hai Bà Trưng

Đầu tư, cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT tại các nhà trường như: máy phô tô, máy in, máy chiếu Projector, ti vi, bảng tương tác...

Tổ chức các hoạt động có ứng dụng CNTT để các nhà trường được tham gia trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Coi việc ứng dụng CNTT là chỉ tiêu thi đua quan trọng của các nhà trường có điều kiện thuận lợi trên địa bàn quận.

2.3. Đối với Ban giám hiệu trường mầm non xã Tuổi Hoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Nhà trường cần huy động các nguồn lực để trang bị thêm CSVC, xây dựng các phịng học, đầu tư thêm máy tính, máy in, bảng tương tác, nâng cấp mạng Lan trong tồn trường... Thường xun kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị CNTT, mạng Internet cho nhà trường.

Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện để giáo viên các nhà trường được đi học tập nâng cao trình độ.

Tăng cường chỉ đạo, giao kế hoạch, kiểm tra, đánh giá các tổ nhóm chun mơn, cá nhân ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Từ đó tiến

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w