Vai trò của CNTT trong phát triển giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Công nghệ thông tin và hoạt động dạy học

1.2.1. Vai trò của CNTT trong phát triển giáo dục và đào tạo

Công nghệ thông tin không chỉ giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả hơn mà còn tham gia tích cực, trực tiếp trong việc tạo ra những con người năng lực hơn Có thể nói rằng, cơng nghệ thơng tin vừa là kỹ thuật, kinh tế, vừa là văn hóa.

Cơng nghệ thơng tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận rất nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi khơng gian, tiết kiệm “chưa từng có” về thời gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tư duy. Do thơng tin nhiều chiều nên hoạt động giáo dục tất yếu phải dân chủ hơn, hạn chế áp đặt một chiều, tự do tư tưởng tốt hơn đối với người học, nhờ vậy, tư duy độc lập phát triển, dẫn đến năng lực phát triển.

Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu là cung cấp kiến thức, công việc của người thầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức. Ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão, kiến thức nhân loại nhiều vô kể, bổ sung mới liên tục, rất nhanh, người thầy không thể truyền thụ hết, không thể cập nhật và truyền thụ kịp. Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do cơng nghệ thơng tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.

Giáo dục đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, tăng tự học, thực hiện “giảng ít, học nhiều”, cơng nghệ thơng tin tạo điều kiện cho mọi người có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc một cách thuận tiện, có thể tham gia thảo luận trong một tập thể mà mỗi người đang ở rất xa nhau, góp phần tạo ra xã hội học tập mà trong đó, mọi người có thể học tập suốt đời. Mặt khác, với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, công nghệ thơng tin sẽ tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu của mỗi người, từ đó mà phát triển theo thế mạnh của từng người do cấu tạo khác nhau của các tiểu vùng vỏ não. Chính điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tài năng.

Giáo dục đào tạo phải nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc giảng dạy. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người

thầy. Công nghệ thơng tin giúp cho những người thầy giỏi có thể thay thế nhiều người thầy không giỏi, tiếp cận cùng lúc với nhiều học sinh ở nhiều nơi, bất kể khoảng cách xa, gần. Hiệu quả của nền giáo dục thể hiện ở việc tạo ra những con người có năng lực, đồng thời thể hiện ở hiệu quả của nền kinh tế. Kinh tế tri thức, với các ngành công nghệ cao, là xu hướng tất yếu để có hiệu quả. Trong kinh tế tri thức và cơng nghệ cao, vai trị của thơng tin ở vị trí hàng đầu. Vì vậy, cơng nghệ thơng tin liên quan trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế và hiệu quả của giáo dục.

Do thông tin ngày càng nhiều, khoa học phát triển rất nhanh, cuộc sống và thế giới biến đổi nhanh hơn trước, vì vậy, vòng đời của sách giáo khoa in giấy cũng ngắn lại. Để đáp ứng cho nhu cầu cập nhật thông tin nhanh nhất, cùng với các trung tâm thông tin khoa học phát qua mạng để cung cấp kiến thức, sách giáo khoa điện tử ra đời, phát triển sẽ có nhiều ưu điểm về cập nhật thông tin và dung lượng thông tin (một thiết bị điện tử bằng một quyển sách mỏng có thể chứa một lượng thơng tin bằng nhiều nghìn quyển sách in giấy).

Công nghệ thông tin giúp cho công việc quản lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, kể cả quản lý học sinh, nhân lực, chương trình học tập, cơng việc thi, kiểm tra và quản lý tài chính; khơng những thế, Cơng nghệ thơng tin cịn tham gia lựa chọn các phương án tối ưu cho quản lý.

Thư viện là thiết chế hết sức quan trọng của các đơn vị, địa phương, của các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học. Công nghệ thơng tin giúp kết nối các thư viện trong và ngồi nước để tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận tiện lợi được kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại.

Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế đòi hỏi học sinh của mỗi quốc gia phải tiếp cận với thế giới, tiếp biến văn hóa, vượt qua ranh giới quốc gia, đến với các nền văn hóa khác bằng việc vượt qua rào cản về ngơn ngữ do sự giúp đỡ của tiến bộ công nghệ về dịch máy, dịch tự động, trực tiếp.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 25 - 27)