Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng CNTT trong đổi mới hoạt động dạy

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 37)

1.3.3 .Năng lực chun mơn, trình độ tin học của giáo viên

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng CNTT trong đổi mới hoạt động dạy

Trên thế giới một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả nhằm phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.

Về phía giáo viên: Giáo viên chính là người trực tiếp tiếp xúc, giảng dạy nên cần phải rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như khả năng tiếp cận công nghệ.

Giáo viên cần phải chuẩn bị nền tảng kiến thức vững chắc cũng sẽ giúp các giáo viên tự tin hơn trong giảng dạy. Cùng với đó các giáo viên cần phải nắm chắc được tâm lý của những em nhỏ để xây dựng nội dung bài giảng phù hợp hơn.

Về phía nhà trường: Nhà trường cũng cần đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, và máy móc hiện đại với những thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của giáo viên. Điều cần phải làm đó là thiết lập một website riêng để từ đó kết nối các phịng ban, giáo viên với nhau kết nối giáo viên với phụ huynh học sinh.

Ngoài ra, nhà trường phải thiết lập một thư viện điện tử để giáo viên có thể tìm kiếm, tham khảo tài liệu thông tin liên quan đến bài giảng. Đưa ra điều kiện thiết lập một bài giảng cần đảm bảo tính khách quan và trung thực nhất về chất lượng phù hợp với điều kiện học tập của trẻ.

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non, nhà trường, các trung tâm giáo dục có thể triển khai website tích hợp E-Learning để dạy học trực tuyến tại Koolsoft. Chúng tôi là đơn vị hỗ trợ giúp giáo viên, nhà trường có thể tiếp cận, truyền

tải kiến thức của mình trên internet một cách hiệu quả nhất.

Kết luận chương 1

Ở chương 1 này tôi đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non. Trong đó gồm các khái niệm cơng cụ như: Khái niệm về công nghệ thông tin, hoạt động dạy học trong trường mầm non, Trường mầm non…Công nghệ thông tin tác giả đã đi đến nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học cho trẻ.

Luận văn đã triển khai hướng nghiên cứu quản lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non theo tiếp cận chức năng quản lý. Từ đó xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non.

Luận văn cũng đã xác định được lí luận về các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non. Trong đó gồm các yếu tố như: Nhận thức của của CBQL, hiệu trưởng và giáo viên ứng dụng CNTT trong trường mầm non. Năng lực quản lý của CBQL trường mầm non trong việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường và năng lực chun mơn của giáo viên có ảnh hưởng tới việc ứng dụng CNT. Điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng đổi mới phương pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho trẻ mầm non. Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Kết quả nghiên cứu lí luận tại chương 1 là cơ sở khoa học để nghiên cứu tiếp chương 2 và chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON

TUỔI HOA, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của Quận Hai Bà Trưng, Hà nội

Quận Hai Bà Trưng là một quận lõi của Thành phố Hà Nội, nằm ở vị trí trung tâm của thủ đơ Hà Nội nằm, sát bờ Nam sơng Hồng. Phía Bắc giáp quận Hồn Kiếm; phía Nam giáp quận Hồng Mai; phía Đơng giáp sơng Hồng, bên kia sông là quận Long Biên; phía Tây chủ yếu giáp quận Đống Đa, một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân.

2.2. Khái quát về giáo dục Quận Hai Bà Trưng

2.2.1. Quy mô phát triển giáo dục

Với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trưng ngành Giáo dục và Đào tạo quận có 97 trường học mầm non, tiểu học và THCS (64 trường cơng lập, 33 trường ngồi cơng lập), trong đó 58 trường mầm non (30 trường cơng lập, 28 trường ngồi cơng lập), 23 trường tiểu học(19 trường cơng lập, 5 trường ngồi cơng lập), 19 trường THCS (15 trường công lập, 4 trường ngồi cơng lập). Tổng số 47.868 học sinh, 2977 cán bộ cơng nhân viên, 669 phịng học. Đối với bậc học mầm non số lớp, số trẻ và tỷ lệ trẻ/dân số độ tuổi ra lớp ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ trẻ 5 tuổi huy động ra lớp Mẫu giáo đạt 100%. Như vậy, với quy mô phát triển như hiện nay, giáo dục mầm non Quận Hai Bà Trưng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của trẻ và đáp ứng tốt yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

Với sự cố gắng nỗ lực của tồn thể cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên trong ngành, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, ngành GD&ĐT quận Hai Bà Trưng ln được các cấp đánh giá hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với rất nhiều thành tích giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi tiêu biểu cấp quận, thành phố, quốc gia, quốc tế.

2.2.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

100% trẻ được ăn bán trú tại trường, 98% trẻ nắm được yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần đạt theo từng độ tuổi. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm giảm khoảng 3,1% so với đầu năm. Giáo viên thực hiện chương trình vững vàng năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ; các trường mầm non đã thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tốt, giáo viên vận dụng tốt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức hoạt động cũng như đánh giá trẻ cuối tháng, cuối chủ đề.

2.3. Khái quát về đặc điểm trường mầm non Tuổi Hoaquận Hai Bà Trưng quận Hai Bà Trưng

Trường mầm non Tuổi Hoa có 4 địa điểm trường điểm trường chính địa chỉ tại số 11 ngõ 381 phường Bạch Mai , quận Hai bà Trưng, Thành phố Hà Nội Trường mầm non Tuổi Hoa được tách ra từ trường mầm non Minh Khai và được thành lập, đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2005. Xây dựng với tổng diện tích mặt bằng 1267m2.

Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý trường mầm non Tuổi Hoa là 03 người (01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng), 100% cán bộ quản lý đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, hầu hết cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chun mơn vững vàng, có năng lực điều hành và tổ chức các hoạt động của nhà trường. Tổng số giáo viên mầm non, mẫu giáo là 43 người, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó 85,3% đạt trên chuẩn.

Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi. Bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, từ năm 2019 đến nay, nhà trường đã được đầu tư khoảng 5,6 tỷ đồng để sửa chữa và bổ sung đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời theo quy định. Nhờ vậy mà đến nay trường, lớp càng được khang trang, sạch đẹp.

2.4. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng

2.4.1. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ mầm non và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH trẻ mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này được tôi nghiên cứu tại trường mầm non Tuổi Hoa - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Tổng số khách thể nghiên cứu của luận văn là 65 người. Cụ thể như sau: - Số CBQL: 03 người (BGH) (1 Hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng)

- Số giáo viên: 43 người - Số nhân viên: 19 người

Tiến hành phỏng vấn sâu 3 cán bộ quản lý và 10 giáo viên của nhà trường được nghiên cứu. Khách thể phỏng vấn sâu lấy từ khách thể điều tra bảng hỏi.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

Để giải quyết được nhiệm vụ chỉ ra thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non Tuổi Hoa, và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này chúng tôi đã sử dụng phối hợp đồng bộ, linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phương pháp trưng cầu ý kiến…

-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu

chính của luận văn. Luận văn sẽ xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non Tuổi Hoa. Tôi xây dựng thang đánh giá ứng dụng CNTT trong HĐDH trẻ tạ trường mầm non Tuổi Hoa cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này như sau:

+ Đối với thang đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non. Tôi xây dựng thang đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ với 3 mức độ: Thường xuyên; Thỉnh thoảng; Không bao giờ.

+ Đối với thang đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non. Tôi xây dựng thang đánh giá mức độ thực hiện 4 nội dung quản lý hoạt động này với 3 mức độ: Rất tốt; Tốt; Không tốt.

+ Đối với thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại các trường mầm non. Tôi xây dựng thang đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới thực trạng quản lý ứng dụng CNTT này với 3 mức độ: Rất ảnh hưởng; Ảnh hưởng; Không ảnh hưởng.

-Phương pháp phỏng vấn sâu: Tôi xây dựng phiếu phỏng vấn sâu để

tìm hiểu sâu hơn ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH tại trường mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này.

-Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ được tác giả xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Trong đó chủ yếu sử dụng tỷ lệ phần trăm.

2.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họctại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

2.5.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vềứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ đã khơng cịn xa lạ đối với đội ngũ CBQL, GV, NV ở trường mầm non. Tuy nhiên nhận thức về vai trò của CNTT đặc biệt là các hình thức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ vẫn cịn có những ý kiến khác nhau. Do vậy trong quá trình làm đề tài tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức các vấn đề này trên 65 đối tượng CB, GV, NV trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội: Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về các hình thức ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa,

Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

TT Các hình thức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ Số khách thể Mức độ Thường

xuyên thoảngThỉnh bao giờKhông SL TL% SL TL% SL TL%

1 Sử dụng khai thác thôngtin qua mạng Internet 65 40 61.5 22 33.8 3 4.7 2 Thiết kế bảng trình chiếuPowerPoint 65 25 38.5 32 49.2 8 12.3 3 Sử dụng các phần mềmdạy học 65 36 55.4 20 30.8 9 13.8 4

Thiết kế bài giảng E-

Learning 65 14 21.5 38 58.5 13 20

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên cho thấy đa số CBQL, GV, NV đã có

những nhận thức tích cực về các hình thức ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. CBQL, GV, NV đã sử dụng hình thức ứng dụng CNTT là sử dụng khai thác thông tin qua mạng Internet (61.5% sử dụng thường xuyên, 33.8% thỉnh thoảng sử dụng, và 4.7% CBQL, GV, NV khơng sử dụng hình thức này). Trong khi đó, đối với hình thức Thiết kế bảng trình chiếu PowerPoint nhận được kết quả phản hồi từ các CBQL, GV, NV là có 38.5 % thường xuyên thực hiện, 49.2% thỉnh thoảng thực hiện, có tới 12.3% khơng thực hiện hình thức này bao giờ.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc GV truy cập trên mạng Internet để sưu tầm tài liệu, để tự học nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc sử dụng các phần mềm và thiết kế bài giảng E - Learning của các nhà trường còn chưa được các CBQL, GV, NV quan tâm. Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chưa quan tâm xây dựng được thư viện bài giảng riêng và không được cập nhật thường xun nên dữ liệu cũ, khơng có tính giá trị sử dụng. Mặt khác nhận thức này có nguyên nhân từ thực tế là bản thân GV, NV

ít có điều kiện tiếp xúc thường xun với các phần mềm dạy học cũng như tìm hiểu tình hình phát triển phần mềm giáo dục hiện nay.

2.5.2. Về thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên

Để biết năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên được thể hiện qua những yếu tố nào, học viên xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến và khảo sát 43 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non Tuổi Hoa với số lượng là 43 phiếu. Đề xuất 6 biểu hiện của năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên như sau:

(1) Có kiến thức cơ bản về CNTT và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT.

(2) Có kĩ năng sử dụng máy tính.

(3) Có kĩ năng khai thác và sử dụng Internet. (4) Có kĩ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử. (5) Có kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học.

(6) Có kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT. Kết quả thăm dò được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.2. Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Nội dung Mức độ ứng dụng Tốt Khá Trungbình Yếu SL % SL % SL % SL % 1. Kiến thức về CNTT và kĩ năng cập nhật kiến thức về CNTT 19 44.2 15 34.9 5 11.6 4 9.3 2. Kĩ năng sử dụng máy tính 20 46.5 12 27.9 8 18.6 3 7 3. Kĩ năng khai thác và sử dụng mạng Internet 20 46.5 16 37.2 5 11.6 2 4.7 4. Kĩ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử 18 41.9 12 27.9 9 20.9 4 9.3 5. Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học 15 34.9 11 25.6 9 20.9 8 18.6 6. Kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các giờ dạy/nội dung dạy học cụ thể

17 39.5 14 32.6 7 16.3 5 11.6 Từ bảng trên ta thấy năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên ở trường

mầm non Tuổi Hoa ở mức khá. Tuy nhiên, trong kĩ năng ứng dụng CNTT thì kĩ năng sử dụng máy tính và kỹ năng khai thác và sử dụng mạng Internet ở mức tốt đạt (46.5); tiếp theo là kĩ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử mức tốt đạt (41.9), cuối cùng là kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học. Từ thực tế này cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên không chỉ sử dụng được máy tính mà cịn phải biết khai thác các phần mềm, các

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 37)