dụng kỹ thuật kế toán quản trị
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu về tình trạng áp dụng KTQT trong các DN, nhiều cơng trình nghiên cứu tập trung lý giải nguyên nhân và ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng KTQT trong các DN. Nổi bật trong các cơng trình này là các
nghiên cứu của các tác giả Pierce và O’Dea (1998), Joshi (2001), Haldma & Laats (2002), Szychta (2002), Sulaiman và cộng sự (2004), Abdel-Kader và Luther (2006), Maelah & Ibrahim, (2007); Abdel-Kader và cộng sự, (2008), Alattar và cộng sự (2009), Subasinghe & Fonseka (2009), Pollanen và Abdel-Maksoud (2010), Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Albu, N. và cộng sự, (2012), Karanja và cộng sự (2013), Ahmad &Leftesi, 2014; Doan Ngoc Phi Anh, 2016; James, 2013. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT trong các DN đều dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên để xác định các yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, các yếu tố
ảnh hưởng được mỗi cơng trình nghiên cứu khơng hồn tồn giống nhau.
Đầu tiên là cạnh tranh hoặc mức độ cạnh tranh trên thị trường là yếu tố được
hầu hết các nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu của các tác giả Bruns và Kaplan (1991), Luther và Longden (2001), Halma và Laats (2002), Sulaiman và cộng sự (2004), Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Karanja và cộng sự (2013), Sulaiman và cộng sự (2015), Ahmad và cộng sự (2015), (Leite, 2015), Kariuki (2016) đều cho rằng
cạnh tranh ngày càng tăng dẫn đến các DN phải sử dụng nguồn lực và ra quyết định
hiệu quả hơn từ đó làm phát sinh nhu cầu thơng tin phục vụ quản trị DN. Do vậy các kỹ thuật KTQT được các DN tích cực áp dụng để đáp ứng nhu cầu này.
Yếu tố thứ hai được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu là quy mô DN. Quy mô DN thường xuyên được coi là một yếu tố trong mơ hình ngẫu nhiên (Chenhall, 2007). Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Pierce và O’Dea (1998), Joshi (2001), Haldma & Laats (2002), Szychta (2002), Sulaiman và cộng sự (2004), Abdel-Kader và Luther (2006), Abdel-Kader và cộng sự, (2008), Alattar và cộng sự (2009), Pollanen và Abdel-Maksoud (2010), Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Albu, N. và cộng sự, (2012), Karanja và cộng sự (2013), (Leite, 2015) đều coi quy mơ là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc áp dụng KTQT trong các DN. Các DN có quy mơ lớn thường có nhu cầu thơng tin quản trị nhiều hơn cũng như có tiềm lực tài chính để áp dụng KTQT. Tại các nước phương Tây, việc sử dụng phương pháp ABC thường gắn liền với quy mô DN (Chenhall and Langfield-Smith, 1998); các công ty lớn thường coi trọng thơng tin chi phí hơn (Hoque, 2000). Kết quả nghiên cứu của Pierce & O’Dea (1998) cũng cho thấy các DN quy mô lớn có tình trạng áp dụng KTQT cao hơn so với các DN có quy mô nhỏ (Pierce, 1998). Bruns & Waterhouse (1975) và
Merchant (1981) đều cho rằng quy mô DN là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
các kỹ thuật KTQT của DN, đặc biệt là hệ thống kiểm soát và đánh giá. Merchant
cũng cho rằng hệ thống kiểm sốt bằng dự tốn trong các DN có quy mơ lớn tốt hơn
trong các DN quy mô nhỏ. Nghiên cứu của Al-Omiri và Drury (2007) cũng đưa ra
kết luận rằng quy mơ DN có ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng phương pháp hạch tốn chi phí theo hoạt động trong các DN. Kết quả nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2008) cũng cho rằng các DN lớn với nguồn lực dồi dào hơn sẽ dễ dàng tiếp cận và áp dụng KTQT. Nghiên cứu của Otley (1995); Haldma and Laats (2002) cũng cho kết quả tương tự (Abdel-Kader, 2008).
Quy mơ DN tăng thường gắn với sự kiểm sốt chặt chẽ về môi trường và sự gia tăng các nguồn lực của tổ chức, cũng như việc tăng cường sử dụng các phương pháp kiểm sốt. Các cơng trình nghiên cứu được tiến hành ở các nước phát triển đã chứng minh rằng các DN lớn thường tăng cường sử dụng các kỹ thuật KTQT phức tạp hơn (Chenhall, 2007 508). Tuy nhiên, nghiên cứu của Pollanen (2010), đưa ra một số ngoại lệ, quy mô của các DN vừa và lớn khơng phải là yếu tố chính tác động đến tình trạng áp dụng KTQT trong các DN sản xuất Canada (Pollanen, 2010). Tương tự, nghiên cứu của Van Triest và Elshahat (2007) cũng khơng tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa quy mô DN với các đặc tính của hệ thống hạch tốn chi phí (Triest, 2007).
Ngồi quy mơ, Pollanen (2010) cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ sở hữu của các thành viên chuyên nghiệp lại trái ngược với tình trạng áp dụng KTQT. Giải thích cho hiện tượng này, Pollanen cho rằng trình độ chun mơn cao của quản lý đã làm giảm
vai trò của KTQT do vậy ảnh hưởng tiêu cực đến việc áp dụng KTQT trong các DN
(Pollanen, 2010). Ngoài nghiên cứu của Pollanen (2010), các nghiên cứu của Pierce và O’Dea (1998), Wu, Boateng và Drury (2007), Wu và cộng sự (2007), Sulaiman và cộng sự (2015), Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012), Ahmad và cộng sự (2015) cũng đề cập đến yếu tố chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu của các bên trong DN.
Ahmad & Leftesi (2014) trong một nghiên cứu tình hình áp dụng KTQT trong
các DN Lybia dựa trên việc khảo sát các DN về 24 kỹ thuật KTQT được lựa chọn
tương tự như các nghiên cứu của các tác giả Drury và Dugdale (1992), Drury và cộng sự (1993), Chenhall và Langfied-Smith (1998), Joshi (2001) và Luther & Longden
(2001) đã tìm ra nguyên nhân làm cản trở sự phát triển các kỹ thuật KTQT tại nước
này như thiếu môi trường KTQT chuyên nghiệp và năng động, thiếu chương trình đào tạo các kỹ thuật KTQT hiện đại, thiếu các khóa học phù hợp về KTQT, thiếu cập nhật các kiến thức về KTQT, v.v…
Doan Ngoc Phi Anh (2012, 2016) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng KTQT trong các DN Việt Nam đã đưa vào mơ hình nghiên cứu các biến độc lập
gồm các yếu tố sau: cạnh tranh, phân quyền quản trị, quy mơ DN, tuổi DN, lĩnh vực hoạt động, hình thức sở hữu và định hướng thị trường. Trong đó quy mơ DN, tuổi DN,
hình thức sở hữu, lĩnh vực hoạt động và định hướng thị trường là các biến kiểm soát
(Doan Ngoc Phi Anh, 2016).
James (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng một kỹ
thuật KTQT cụ thể là phương pháp hạch tốn chi phí theo hoạt động (ABC) trong các
cơng ty tài chính Jamaica. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 3 yếu tố có ảnh hưởng quan
trọng đến việc áp dụng phương pháp này là nhận thức về khả năng của phương pháp ABC đến kiểm sốt chi phí; tỷ lệ chi phí chung trong tổng chi phí và hoạt động của đối thủ cạnh tranh trong việc áp dụng ABC (James, 2013).
Wu và cộng sự (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
KTQT trong các DN liên doanh Trung Quốc với các biến độc lập là quy mơ, đối tác
nước ngồi, kiến thức của NQT cấp cao và kiến thức của nhân viên. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, quy mô và kiến thức của NQT cấp cao có ảnh hưởng đáng kể đến sự
thay đổi của KTQT. Các tác giả khơng tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của chính phủ đến KTQT trong các DN liên doanh và DN nhà nước ở Trung Quốc (Wu, 2010).
Maelah & Ibrahim (2007), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
phương pháp ABC trong các DN sản xuất Malaysia. Các (7) biến độc lập được đưa
hữu không hiểu biết về kế tốn, sự hữu ích của thơng tin trong việc ra quyết định, sự ủng hộ của lãnh đạo và các thước đo hiệu quả nội bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
yếu tố như sự hữu ích của thông tin trong việc ra quyết định, sự ủng hộ của lãnh đạo
và thước đo hiệu quả nội bộ có ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp ABC trong các DN sản xuất Malaysia. Khơng có bằng chứng về mối quan hệ giữa việc áp dụng phương pháp ABC với các biến cịn lại: sự bóp méo chi phí, chất lượng hệ thống CNTT, đào tạo và thước đo hiệu quả (Maelah, 2007).
Subasinghe & Fonseka (2009) cố gắng tìm hiểu vì sao các kỹ thuật KTQT được áp dụng với mức độ thấp ở Sri Lan ca. Các biến độc lập được đưa vào mơ hình nghiên cứu gồm: sự nhận thức của NQT cấp cao về sự hữu ích và phù hợp của thông tin KTQT, sự phụ thuộc của KTQT vào kế tốn tài chính, nhu cầu lập kế hoạch và kiểm
sốt, văn hóa DN và sự biến động của thị trường. Thông qua khảo sát và phỏng vấn
sâu tại 22 DN, các tác giả phát hiện ra nguyên nhân cản trở việc áp dụng KTQT trong các DN Sri Lanca gồm: sự nhận thức của NQT cấp cao về sự hữu ích và phù hợp của thơng tin KTQT (trung bình), sự phụ thuộc của KTQT vào kế tốn tài chính (quan trọng nhất), nhu cầu thông tin lập kế hoạch và kiểm sốt (thấp), văn hóa DN (trung
bình). Sự biến động của thị trường không cản trở việc áp dụng KTQT trong các DN
nghiên cứu (Subasinghe & Fonseka, 2009).
Ismail & King (2007) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
KTQT trong các DN vừa và nhỏ Malaysia. Tập trung vào mối quan hệ giữa nhu cầu thông tin với năng lực của hệ thống kế toán, các tác giả khảo sát 214 DN để thu thập
thông tin về 19 đặc điểm của hệ thống kế toán. Các biến độc lập được đưa vào nghiên
cứu trong mơ hình gồm: quy mơ DN, trình độ công nghệ thông tin, sự hiểu biết của
NQT về kế tốn và cơng nghệ thông tin, mức độ sử dụng tư vấn của các cơ quan chính phủ và cơng ty kiểm tốn và sự tồn tại của nhân viên CNTT nội bộ. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa hệ thống thơng tin kế
tốn với tư vấn của các cơ quan chính phủ, cơng ty kiểm tốn cũng như trình độ CNTT và sự hiểu biết của chủ sở hữu và NQT về kế toán. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho kết quả về mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô DN với hệ thống kế tốn: các DN có quy mơ nhỏ hơn thường có hệ thống kế tốn tốt hơn. Do vậy, các tác giả khuyến nghị cần có các nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ này (Ismail, 2007).
(Abdel-Kader, 2008) dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên để tìm hiểu tại sao tình trạng áp dụng KTQT trong các DN lại khác nhau. Các nhân tố được đưa vào mơ hình nghiên cứu gồm: sự bất ổn của môi trường, quyền lực của khách hàng (gọi là các yếu tố bên ngoài), chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, phân quyền và quy mô DN (các yếu tố
tổ chức), sự phức tạp của q trình sản xuất, cơng nghệ sản xuất tiên tiến, quản lý chất lượng toàn bộ, cung cấp đúng lúc và sự mau hỏng của sản phẩm (các đặc điểm của q trình sản xuất). Trong đó 2 yếu tố quyền lực của khách hàng và sự mau hỏng của sản phẩm (product perishability) chưa được các nghiên cứu trước đó thực hiện. Dựa trên kết quả khảo sát 148 DN lớn ở Anh, các tác giả đã thu thập được các dữ liệu và chỉ ra
ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng KTQT. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
mối quan hệ chặt chẽ giữa mức độ phân quyền trong tổ chức, quy mơ DN với việc áp dụng KTQT. Các DN có quy mơ lớn, áp dụng phân quyền trong quản trị, có cơng nghệ sản xuất tiến tiến, áp dụng quản lý chất lượng tổng thể và cung cấp đúng lúc thường áp dụng KTQT hiện đại. Các tác giả khơng tìm thấy bằng chứng về sự liên hệ giữa chiến lược cạnh tranh, sự phức tạp của quá trình sản xuất và sự mau hỏng của sản phẩm với việc áp dụng KTQT (Abdel-Kader, 2008).
Yếu tố quản trị bao gồm sự hiểu biết của quản trị về kế toán, kiến thức của NQT và kinh nghiệm quản trị cũng được một số tác giả lựa chọn làm biến độc lập để
nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng KTQT. Tiêu biểu cho các
nghiên cứu này là của các tác giả: Sulaiman và cộng sự (2003), Karanja và cộng sự (2013), Abdel-Kader và Luther (2008), Sulaiman và cộng sự (2015), Halbouni và cộng sự (2014), Pollanen và Abdel-Maksoud (2010), (Abdel-Kader, 2008)
Trong nghiên cứu của Uyar (2010), các yếu tố làm thay đổi nhận thức về vai trò
của KTQT và do đó ảnh hưởng đến tình trạng áp dụng KTQT trong các DN sản xuất
gồm sự thay đổi lợi nhuận, khủng hoảng kinh tế và mức độ cạnh tranh trên thị trường (Uyar, 2010).
Haldma & Laats (2002) chia 13 yếu tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT thành 3 nhóm: các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh (bên ngoài), các yếu tố thuộc về tổ chức (bên trong) và các yếu tố kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy có những yếu tố thúc đẩy tăng cường áp dụng KTQT trong các DN được sắp xếp theo thứ tự ảnh hưởng từ cao đến thấp gồm: năng lực của nhân viên kế toán (mean = 4,25), sự thay đổi của kỹ thuật KTQT, CNTT, áp lực cạnh tranh, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, tác
động của các chương trình đào tạo lại, sự khơng hài lịng với hệ thống đo lường hiệu
suất, sự thay đổi công nghệ sản xuất, sự thay đổi cơ cấu sản xuất, tiêu chuẩn của các
phương pháp kế tốn chi phí và KTQT, sự thay đổi cơ cấu thị trường (mean = 3,36).
Trong đó mean =3 tương ứng với không ảnh hưởng và mean = 5 là ảnh hưởng mạnh
nhất (Haldma, 2002).
Phân quyền được Chenhall and Morris (1986) định nghĩa là mức độ giao quyền tự chủ cho các NQT cấp dưới. Việc phân quyền đem lại cho các NQT trách nhiệm lớn
hơn trong việc lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động và quyền truy cập thông tin (Chenhall, 1986). Các DN phân quyền thành công thường thiết kế các kỹ thuật KTQT
để cung cấp thông tin phù hợp cho các NQT trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra
quyết định (Abdel-Kader, 2008). Nghiên cứu về mối quan hệ giữa phân quyền và việc
áp dụng KTQT được Chia (1995), Abdel-Kader (2008), Doan Ngoc Phi Anh (2012) và
(Leite, 2015) nghiên cứu và cho kết quả giống nhau là việc phân quyền trong quản trị có tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT hiện đại (Chia, 1995; Abdel-Kader, 2008).
Albu (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DN Rumania. Dựa trên lý thuyết dự phòng, Albu và cộng sự khảo sát 109 DN Rumania và đã xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT là môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, quy mô DN và các yếu tố tổ chức gồm: nguồn
vốn, việc niêm yết cổ phiếu, mức độ cạnh tranh, mối quan hệ với thuế và đào tạo và
năng lực của nhân viên KTQT. Các yếu tố nguồn vốn nước ngồi và quy mơ DN có
ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc áp dụng KTQT trong các DN (Albu, 2012)
Trong nghiên cứu của Ndaita (2009), các yếu tố có ảnh hưởng đến sự thay đổi của KTQT gồm: cạnh tranh tồn cầu, sự tiến bộ của cơng nghệ sản xuất, quy mơ và loại hình DN, chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, Ndaita cũng chỉ
ra các yếu tố kìm hãm sự thay đổi của KTQT như: thiếu kiến thức của nhân viên kế
tốn, sự tham gia của các cổ đơng mới, tâm lý sợ thay đổi hoặc không muốn thay đổi
và thiếu thông tin kết nối giữa các NQT và các nhân viên kế toán. Các nghiên cứu của Lee (1987), Hopwood (1990), Innes & Mitchell (1990) và Waweru và cộng sự (2004) cũng ủng hộ quan điểm này (Ndaita, 2009).
Dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên, một số tác giả cho rằng công nghệ sản xuất cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các DN. Các DN áp dụng công
nghệ sản xuất tiên tiến thường cũng chú ý đến các kỹ thuật KTQT hiện đại Ahmad
(2012). Chứng minh quan điểm này, một số tác giả đã chọn công nghệ sản xuất là một biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu của mình như Halma và Laats (2002), Karanja và cộng sự (2013), Sulaiman và cộng sự (2015), Mat, T. Z. (2010), Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012) và Leite, A. và cộng sự (2015). Trong nghiên cứu của các tác giả Halma và Laats (2002), Karanja và cộng sự (2013), Sulaiman và cộng sự (2015), Mat, T. Z. (2010), Ahmad (2012), Doan Ngoc Phi Anh (2012) và Leite, A. và cộng sự
(2015) đã chỉ ra công nghệ sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng KTQT
trong các DN. Kết quả nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2008) cũng đưa ra kết
luận các DN có cơng nghệ sản xuất tiên tiến thường ưa thích áp dụng KTQT hiện đại
Ngồi các yếu tố trên, một số cơng trình cịn nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa
đến việc áp dụng KTQT như các tác giả (Macarthur, 2006; Dik, 2011; Chia, 2007).
Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến KTQT
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng KTQT trong các DN
Nhân tố Tác giả, năm Tác động
Cạnh tranh Sulaiman và cộng sự (2004) Thuận chiều
Halma và Laats (2002) Thuận chiều
Bruns và Kaplan (1991) Thuận chiều
Luther và Longden (2001) Thuận chiều