Các đặc điểm Số lượng Tỷ lệ Lĩnh vực kinh doanh Dịch vụ 26 5,9 Đa ngành 60 13,7 Sản xuất 76 17,4 Thương mại 97 22,2 Xây dựng 178 40,7 Tổng 437 100,0 Số lao động Dưới 100 người 252 57,7 Từ 100 đến 300 người 90 20,6 Từ 301 đến 500 người 39 8,9 Từ 501 đến 1000 người 28 6,4 Trên 1000 người 28 6,4 Tổng 437 100,0
Lĩnh vực kinh doanh: Các DN trả lời khảo sát được chia thành 5 lĩnh vực kinh
doanh: sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và đa ngành. Trong đó, các DN đa
ngành là những DN có hoạt động chính từ 2 ngành nghề trở lên như sản xuất và xây
dựng, thương mại và dịch vụ hoặc xây dựng và thương mại, v.v… Bảng 4.5 cho thấy trong số các DN trả lời khảo sát, DN xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp theo là DN thương mại (22,2%) và thấp nhất là các DN dịch vụ (26 DN, chiếm 5,9%).
Quy mô DN: Luận án sử dụng tiêu chí số lao động để phân loại quy mô DN, đây là
cách phân loại được một số tác giả như (Szychta 2002), (Halbouni, 2014) sử dụng. Theo cách phân loại này, các DN có quy mô nhỏ dưới 100 người chiếm tỷ lệ cao nhất (57,7%),
tiếp đến là các DN có số lượng lao động từ trên 100 người đến 300 người (20,6%). Các
DN có từ 501 đến 1.000 người và trên 1.000 người chiếm tỷ lệ như nhau (6,4%).
Địa phương đóng trụ sở của DN: Các DN trả lời khảo sát nằm rải rác tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc Việt nam, đông nhất là Hà Nội, chiếm 69,6%, ít nhất là các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn, mỗi tỉnh chỉ có 1 DN trả lời khảo sát.
4.2. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật kế toán quản trị trong các DN miền Bắc Việt Nam Bắc Việt Nam
Các kỹ thuật KTQT được khảo sát là những kỹ thuật đã được giảng dạy trong
các trường đại học ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng áp dụng một số kỹ thuật KTQT trong các DNBVN như sau:
4.2.1. Tình trạng áp dụng một số kỹ thuật hạch tốn chi phí
Tình trạng áp dụng các kỹ thuật hạch tốn chi phí của các DN thuộc các lĩnh vực khác nhau có sự khác nhau đáng kể, biểu hiện cụ thể ở bảng 4.6
Bảng 4.6. Tình hình áp dụng thường xuyên một số phương pháp hạch tốn chi phí theo lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực
Tính giá thành
theo CPBĐ Chi phí mục tiêu ABC
Số DN % Số DN % Số DN % Xây dựng 38 21,3 44 24,7 16 9,0 Sản xuất 26 34,2 13 17,1 4 5,3 Thương mại 15 15,5 15 15,5 1 1,0 Dịch vụ 11 42,3 7 26,9 4 15,4 Đa ngành 24 40,0 6 10,0 2 3,3 Chung 114 26,1 85 19,5 27 6,2
Phương pháp hạch tốn giá thành theo chi phí biến đổi trong các DN được khảo
sát nhìn chung đều rất thấp. Tính chung các DN khảo sát, tỷ lệ này đạt 26,1%. Nhóm
các DN có tỷ lệ áp dụng cao là các DN dịch vụ (42,3%) và các DN đa ngành (40,0%), thấp hơn là các DN sản xuất (34,2%). Các DN xây dựng và thương mại có tỷ lệ khá thấp (21,3 và 15,5%).
So với kết quả của một số nghiên cứu trước đó, tỷ lệ các DNBVN áp dụng
phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi tương đối thấp 26,1% so với 70% các DN Trung Quốc (Firth, 1996) hoặc 52% trong các DN Malaysia (Ahmad, 2012) và 50% các DN ở Ấn Độ và Thái Lan (Joshi, 2001; PhadoongSitthi, 2003).
Đối với phương pháp hạch tốn chi phí theo mục tiêu, các DN dịch vụ và xây
dựng có tỷ lệ áp dụng trên trung bình (lần lượt là 26,9 và 24,7%). Các DN còn lại đều có tỷ lệ áp dụng thấp hơn mức bình quân chung là 19,5%. So với một số nước, tỷ lệ áp dụng phương pháp hạch tốn chi phí theo mục tiêu ở các DNBVN là rất thấp. Tại Nhật Bản, tỷ lệ các DN áp dụng phương pháp hạch tốn chi phí theo mục tiêu trong nghiên cứu của Larino (1995) là 88%, tỷ lệ này trong nghiên cứu của Joshi tại Ấn Độ là 32%
(Joshi, 2001). Kỹ thuật chi phí mục tiêu được các DN Úc sử dụng đạt tỷ lệ 38% trong
nghiên cứu của Chenhall và Langfield-Smith (1998). Tỷ lệ này ở Ý và Anh lần lượt là 15% (Cinquini et al., 1999), 25% (Abdel-Kader, 2006).
Hạch tốn chi phí theo hoạt động (ABC) là phương pháp hạch tốn chi phí
tương đối mới ở Việt Nam, thêm vào đó việc áp dụng phương pháp này tương đối khó và tốn kém, do vậy các DNBVN áp dụng phương pháp này theo tỷ lệ thấp là điều dễ hiểu. Tỷ lệ áp dụng chung của các DN là 6,2%. Theo lĩnh vực kinh doanh, các DN
thương mại có tỷ lệ áp dụng thấp nhất (1,0%) tiếp theo là các DN đa ngành (3,3%).
Các DN dịch vụ vẫn có tỷ lệ áp dụng cao hơn (15,4%). Tuy nhiên, có thể người trả lời
khảo sát cho rằng các DN dịch vụ thường có nhiều hoạt động khác nhau nên chi phí
kinh doanh được hạch tốn theo từng hoạt động thay vì hiểu đúng là chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các đối tượng hạch tốn chi phí theo các hoạt động làm phát sinh chi phí sản xuất chung. So với tỷ lệ áp dụng phương pháp hạch tốn chi phí theo hoạt động trong một số nghiên cứu trước có thể thấy tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ 6,0% áp dụng trong các DN Phần Lan trong nghiên cứu của Lukka và Granlund (1996) và tỷ lệ 14% trong các DN Bỉ (Bruggeman et al., 1996). Các nước có tỷ lệ áp dụng phương pháp này từ 20% trở lên bao gồm Ấn độ 20% (Joshi, 2001), Thụy điển 25% (Ask et al., 1996). Các nước áp dụng phương pháp này ở tỷ lệ cao trên 50% gồm Mỹ 54% (Krumwiede, 1998) và Úc 56% (Chenhall và Smith, 1998). Tại Úc, kết quả
nghiên cứu cũng rất khác nhau. Trong khi kết quả nghiên cứu của Chenhall và Smith
(1998) thu được tỷ lệ áp dụng phương pháp ABC là 56% thì trước đó 1 năm, nghiên
cứu của Nguyen và Brooks (1997) tỷ lệ áp dụng trong các DN Úc chỉ là 12,5% trong số 120 DN trả lời (trích qua Joshi, 2001).
Tình trạng áp dụng các phương pháp hạch tốn chi phí cũng có sự khác nhau giữa các nhóm DN, cụ thể ở bảng 4.7 (với điểm 5 là cao nhất).