Tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN miền Bắc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền bắc việt nam (Trang 130 - 137)

5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu

5.1.1. Tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT trong các DN miền Bắc Việt Nam

- Các kỹ thuật hạch tốn chi phí

Trong 3 kỹ thuật hạch tốn chi phí được khảo sát, tính giá thành theo chi phí

biến đổi có tỷ lệ áp dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên cao nhất 26,1%,

tiếp theo là phương pháp chi phí mục tiêu với tỷ lệ áp dụng 19,5%. Hạch tốn chi phí theo hoạt động có tỷ lệ áp dụng thấp nhất (6,2%). Như vậy, tỷ lệ áp dụng các phương pháp hạch tốn chi phí trong các DNBVN tương đối thấp so với tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật hạch tốn chi phí này trong một số nghiên cứu trước đây. Cụ thể:

Tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật tính giá thành theo chi phí biến đổi, hạch tốn chi

phí theo hoạt động và chi phí mục tiêu trong cơng trình nghiên cứu của Chenhall và

Langfield-Smith (1998) lần lượt là 76%, 56% và 38%. Trong cơng trình nghiên cứu

của Joshi (2001), tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật này tại Ấn Độ lần lượt là 52%, 35% và

20% trong khi tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật này tại Australia ở mức cao hơn, lần lượt là 76%, 38% và 56% (Joshi, 2001). Trong nghiên cứu của Abdel-Kader (2006) các tỷ lệ này lần lượt là 40%, 10 và 24%.

Xét theo lĩnh vực hoạt động, các DN dịch vụ và đa ngành có tỷ lệ áp dụng

phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi cao nhất. Tỷ lệ áp dụng cao

nhất trong các DN dịch vụ (42,3) tiếp đó là các DN đa ngành (40,0%). Tỷ lệ áp

dụng phương pháp tính giá thành theo chi phí biến đổi trong các DN sản xuất

đứng thứ ba (34,2%). Trong các DN xây dựng tỷ lệ này khá thấp (21,3%). Các

DN cịn lại có tỷ lệ áp dụng thấp hơn mức bình quân chung của các DN. Tỷ lệ

này tương đương với tỷ lệ áp dụng từ 30 đến 50% trong nghiên cứu của

Phương pháp chi phí mục tiêu có tỷ lệ áp dụng cao hơn bình quân chung trong các DN xây dựng và dịch vụ. Tỷ lệ áp dụng trong các DN dịch vụ là 26,9% và 24,7% trong các DN xây dựng. Các DN còn lại có tỷ lệ áp dụng thấp hơn mức bình quân chung 19,5%.

Phương pháp hạch tốn chi phí theo hoạt động được áp dụng khá thấp trong

các DNBVN. Tỷ lệ áp dụng tính chung cho các DN là 6,2% chỉ tương đương với tỷ lệ 6% trong các DN Phần Lan cách đây hơn 20 năm trong nghiên cứu của Lukka và Granlund (1996) và tỷ lệ 6% trong nghiên cứu của Lukka và Granlund (1996).

Theo lĩnh vực hoạt động, ngoại trừ các DN dịch vụ có tỷ lệ áp dụng đạt

15,4%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Armotage và Nicholson (1993) ở

Canada là 14%. Tỷ lệ áp dụng kỹ thuật này trong các DN còn lại đều có tỷ lệ áp

dụng dưới 10%. Đặc biệt khơng có DN thương mại nào áp dụng phương pháp này.

Như vậy, ngoài tỷ lệ áp dụng tương đương với kết quả nghiên cứu của

Armitage và Nicholson (1993) đã nêu ở trên và thì tỷ lệ áp dụng phương pháp hạch tốn chi phí theo hoạt động trong các DNBVN nhìn chung rất thấp so với các nước. Tại Mỹ và Úc, nghiên cứu của Krumwiede, (1998) và Chenhall và Smith, (1998) cho thấy tỷ lệ áp dụng phương pháp hạch tốn chi phí theo hoạt động trong các DN là trên 50%.

Tương tự, mức độ áp dụng tính giá thành theo chi phí biến đổi trong các

DNBVN cũng khá thấp. Ngoài các DN dịch vụ đạt điểm trung bình là 3,04, các DN

cịn lại có điểm trung bình đều dưới 3. Điều này chứng tỏ phương pháp hạch toán chi phí này cịn chưa phổ biến ở Việt Nam.

- Sử dụng dự toán

Dự tốn là cơng cụ được sử dụng để lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt

động trong các DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ và mức độ dự toán khá cao

trong các DN xây dựng và sản xuất. Ngược lại, trong các DN thương mại và dịch vụ tỷ lệ sử dụng dự toán khá thấp.

Cụ thể trong các DN xây dựng, tỷ lệ lập dự toán đạt từ 46,1% trở lên. Tỷ lệ lập

dự toán sản xuất đạt cao nhất (100,0%), thấp nhất là báo cáo tài chính dự toán (46,1%).

Các dự toán tiêu thụ, dự toán mua vật tư và dự toán tiền lần lượt đạt tỷ lệ 52,8%; 65,2% và 57,3%. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Chenhall và Smith, (1998). Tại Australia, kết quả nghiên cứu của Chenhall và Smith, (1998) cho thấy, tỷ lệ áp dụng

dự toán trong các DN nghiên cứu đạt từ 94% đến 100% (Chenhall và Smith, 1998).

Tương tự, tỷ lệ áp dụng dự toán cho các hoạt động lập kế hoạch, kiểm sốt chi phí và

các quyết định quản trị tại Ấn Độ tuy có thấp hơn một chút nhưng cũng đạt từ 91 đến

100% trong nghiên cứu của Joshi (2001).

Các DN sản xuất có tỷ lệ sử dụng dự tốn đứng thứ hai sau các DN xây dựng. Tỷ lệ áp dụng cao nhất đối với dự toán mua vật tư (52,6%), thấp nhất vẫn là áp dụng báo cáo tài chính dự toán (43,4%). Các dự toán sản xuất, tiêu thụ, và dự toán tiền lần lượt đạt tỷ lệ 51,3; 44,7 và 51,3%.

Đứng thứ ba về tỷ lệ lập dự toán là các DN đa ngành. Trong các DN này, dự

tốn mua vật tư có tỷ lệ áp dụng cao nhất (58,3%), báo cáo tài chính dự tốn có tỷ lệ sử dụng thấp nhất (31,7%). Dự tốn tiêu thụ đạt tỷ lệ 53,3%. Cả hai dự toán sản xuất và dự toán tiền đều đạt tỷ lệ 41,7%.

Các DN dịch vụ có tỷ lệ sử dụng dự toán tiền đạt tỷ lệ cao nhất (65,4%). Dự toán

sản xuất đạt tỷ lệ thấp nhất (15,4%). Các dự toán khác đạt tỷ lệ trên dưới 40% (38,5%

đối với dự toán tiêu thụ, dự toán mua đạt 46,2% và báo cáo tài chính dự tốn đạt 42,3%).

Trong các DN thương mại, tỷ lệ sử dụng các loại dự toán khá thấp. Thấp nhất là tỷ lệ sử dụng dự toán sản xuất (6,2%). Các dự tốn cịn lại đạt tỷ lệ từ 38,1 (báo cáo tài chính dự tốn) đến 48,5% (dự tốn tiền). Các dự tốn tiêu thụ và mua hàng hóa đạt tỷ lệ tương đương nhau (45,4 và 46,4%).

Mức độ sử dụng các loại dự toán trong các DN đạt mức trung bình từ 3,12 đến 3,44 điểm. Dự tốn mua hàng có mức sử dụng cao nhất là 3,44 điểm. Báo cáo tài chính dự tốn có mức sử dụng thấp nhất (3,12).

Xét theo lĩnh vực hoạt động, các DN xây dựng có mức độ sử dụng dự tốn cao

nhất. Điểm trung bình sử dụng dự toán trong các DN này đạt từ 3,35 đến 4,37 điểm.

Mức độ sử dụng dự toán trong các DN thương mại thấp hơn trung bình. Ngồi dự tốn sản xuất ít được sử dụng, các dự tốn khác cũng chỉ đạt mức trung bình xung quanh 3

điểm (từ 2,78 đến 3,09 điểm).

- Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động

Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận ròng được hầu hết các DN sử dụng, chỉ tiêu có tỷ lệ sử dụng trên 50% là chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. Chỉ tiêu doanh thu trên một lao

động có tỷ lệ sử dụng thấp nhất (từ 7,2% trong các DN thương mại đến 25% trong DN

So với một số nước trên thế giới, tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cũng tương đối khác nhau. Trong nghiên cứu của Chenhall và Smith (1998), tỷ lệ các

DN áp dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động là 96%. Tỷ lệ các DN áp dụng

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của người lao động là 88% (Chenhall và Smith,

1998). Kết quả nghiên cứu của Israelsen và cộng sự (1996) cho thấy các chỉ tiêu đánh

giá hoạt động dựa trên chi phí được sử dụng rộng rãi trong các DN Đan Mạch. Tại

Australia, 68% các công ty sử dụng ROI (Dean, 1991). Tỷ lệ sử dụng ROI tại Singapore trong nghiên cứu của Ghosh và cộng sự (1996) là 56%.

Tình trạng áp dụng các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động: Ngồi việc sử

dụng thường xuyên chỉ tiêu lợi nhuận rịng, các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động

được các DN sử dụng ở mức trung bình (trên 3,0). Chỉ tiêu doanh thu trên một lao động được sử dụng ở mức thấp nhất (2,6). Mức độ sử dụng các chỉ tiêu trong DN

thương mại thấp hơn mức độ sử dụng chung của các DN được nghiên cứu.

Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính: Nhìn chung việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính trong các DN đều ở tỷ lệ thấp. Chỉ tiêu tỷ lệ hài lòng của khách hàng được sử dụng với tỷ lệ cao nhất 46,2% trong các DN dịch vụ. Các chỉ tiêu thời gian giao hàng đúng hạn và thời gian sản xuất được sử dụng

ở tỷ lệ 45,0% và 41% trong các DN đa ngành và DN xây dựng. Các chỉ tiêu cịn lại đều có tỷ lệ sử dụng dưới 40%. Các tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ các DN áp dụng

các chỉ tiêu phi tài chính trong nghiên cứu của Pierce và O'Dea (1998) tại Ireland ở mức thường xuyên và rất thường xuyên là 50%. Tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá hiệu quả trong các DN New Zealand trong nghiên cứu của Guilding và cộng sự (1998) và cao hơn tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu phi tài chính liên quan đến người lao động (11%) của các DN sản xuất thực phẩm và đồ uống Anh (Abdel-Kader, 2006).

So với kết quả nghiên cứu của Chenhall và Smith (1998), tỷ lệ áp dụng các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá hiệu quả của các DNBVN khá thấp so với tỷ lệ áp dụng 92% của các DN Australia.

- Sử dụng các kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định

Kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định ngắn hạn: Hai kỹ thuật phân tích

thơng tin được sử dụng phổ biến nhất là phân tích CVP và phân tích lợi nhuận sản

phẩm, với tỷ lệ sử dụng đạt trên 53%. Các kỹ thuật cịn lại đều có tỷ lệ sử dụng thấp

thuật phân tích CVP và phân tích lợi nhuận sản phẩm cũng đạt mức trên trung bình

(3,4). Các kỹ thuật cịn lại đều xung quanh 3,0.

So với tỷ lệ áp dụng kỹ thuật phân tích CVP của các DN Australia trong nghiên

cứu của Chenhall và Smith (1998) là 86% và tỷ lệ áp dụng 65% của các DN Ấn Độ

trong nghiên cứu của Joshi (2001) thì tỷ lệ áp dụng kỹ thuật này của các DNBVN là khá thấp. Tuy nhiên, so với tỷ lệ áp dụng kỹ thuật phân tích CVP là 44% và phân tích lợi nhuận sản phẩm 69% trong các DN thực phẩm và đồ uống Anh trong nghiên cứu của Abdel-Kader (2006) thì tỷ lệ áp dụng phân tích CVP của các DNBVN lại cao hơn.

Tương tự, kỹ thuật phân tích lợi nhuận sản phẩm được các DN Australia áp dụng trong nghiên cứu của Chenhall và Smith (1998) là 89%, và tỷ lệ áp dụng 82% của các DN Ấn Độ trong nghiên cứu của Joshi (2001) cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ áp dụng 53% của các DNBVN.

Kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định dài hạn: Trong số các kỹ thuật

phân tích thơng tin để ra quyết định dài hạn, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được sử dụng nhiều nhất trong các DN thương mại (88,7%), tiếp theo là thời gian hoàn vốn trong các DN

xây dựng (51,7%). Các chỉ tiêu còn lại đều có tỷ lệ sử dụng dưới 50%. Mức độ sử

dụng các kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định dài hạn trong các DN xây dựng cao hơn các DN khác nhưng cũng chỉ đạt từ 3,4 đến 3,6.

Ngoài chỉ tiêu tỷ lệ hồn vốn nội bộ có tỷ lệ áp dụng gần bằng tỷ lệ áp dụng của các DN Australia là 99% trong nghiên cứu của Chenhall và Smith (1998) và 85% của các DN Ấn Độ trong nghiên cứu của Joshi (2001), tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật phân tích thơng tin để ra quyết định dài hạn của các DNBVN đề thấp hơn so với tỷ lệ áp dụng của các DN tại Australia trong nghiên cứu của Chenhall và Smith (1998) và tỷ lệ áp dụng của các DN Ấn Độ trong nghiên cứu của Joshi (2001).

- Các kỹ thuật KTQT chiến lược

Các kỹ thuật KTQT chiến lược không chỉ mới với các DNBVN mà còn mới với các DN của nhiều nước trên thế giới. Tại các DNBVN, kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là chi phí mục tiêu cũng chỉ đạt tỷ lệ 24,7% trong các DN xây dựng. Trong số các DN trả lời khảo sát chưa có DN nào sử dụng bảng điểm cân bằng. Các kỹ thuật còn lại có tỷ lệ sử dụng đều dưới 20%.

Từ tỷ lệ sử dụng thấp làm cho tình trạng áp dụng trung bình các kỹ thuật

KTQTCL trong các DN cũng thấp. Ngồi chi phí mục tiêu đạt giá trị trung bình trên

Trên thế giới, tại một số nước tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật KTQTCL cũng khá thấp. Chẳng hạn, tại Ấn Độ, trong nghiên cứu của Joshi (2001), tỷ lệ áp dụng bình

quân các kỹ thuật KTQTCL cũng chỉ đạt dưới 30% so với tỷ lệ áp dụng khoảng

50% của các DN Australia trong nghiên cứu của Chenhall và Smith (1998). Tỷ lệ

áp dụng một số kỹ thuật KTQTCL trong các DN Ấn Độ như sau: Bảng điểm cân

bằng (40%), chi phí mục tiêu (35%), phân tích chuỗi giá trị (25%) và ABC là 20% (Joshi, 2001). Tại Australia, tỷ lệ các DN áp dụng các kỹ thuật này lần lượt là 88%, 38%, 49% và 56% (Chenhâl và Smith (1998). Ngay tại Anh, tỷ lệ áp dụng kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị của các DN sản xuất thực phẩm và đồ uống cũng chỉ đạt 19% (Abdel-Kader, 2006).

Nguyên nhân của các hạn chế

Vận dụng lý thuyết thể chế có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng các kỹ thuật KTQT ở các DNBVN còn thấp là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các nhà quản trị và các DNBVN chưa nhận thức được vai trò to lớn của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và tạo ra vị thế cạnh tranh cho DN. Do vậy, cơ chế lan tỏa và mô phỏng chưa phát huy

tác dụng. Các DN chưa quan tâm đến áp dụng KTQT, chưa chú ý nghiên cứu, học

hỏi để áp dụng các kỹ thuật KTQT vào DN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

lực kinh tế cũng như hiệu quả kinh doanh. Đây là điểm khác biệt cơ bản của các

DNBVN so với các DN ở một số nước khác. Tại các nước phát triển, cơ chế kinh tế thị trường đã vận hành hàng trăm năm, các DN nhận thức rõ vai trò và hiệu quả của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT nên cơ chế lan tỏa và mô phỏng phát huy tác dụng. Dưới sức ép cạnh tranh từ thị trường, các DN phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả hoạt động từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của DN. Bắt đầu từ sự hiệu quả của các

DN áp dụng các kỹ thuật KTQT từ những năm đầu của thế kỷ XX như DuPont và

GM, các DN khác đều học tập và xây dựng hệ thống KTQT để nâng cao hiệu quả

kinh doanh và cạnh tranh với các DN khác.

Thứ hai, khi cơ chế lan tỏa và mơ phỏng khơng phát huy tác dụng thì cần có sự tác động để cơ chế cưỡng chế phát huy tác dụng. Tuy nhiên, do tại Việt Nam các

DN không bắt buộc phải áp dụng các kỹ thuật KTQT. Phần lớn các hoạt động kế

toán trong các DN chỉ tập trung vào các công việc phục vụ cho lập báo cáo tài chính và kê khai, quyết tốn thuế nên việc nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật KTQT bị coi

nhẹ. Thêm vào đó, nhận thức và do hiểu biết hạn chế về các kỹ thuật KTQT cũng

ngăn cản việc áp dụng các kỹ thuật KTQT để bảo vệ sự ổn định của hệ thống. Hiện tượng này được lý thuyết thể chế giải thích bằng vấn đề "quyền lực hệ thống".

Thứ ba, nhu cầu thông tin hỗ trợ ra quyết định của các nhà quản trị cũng là

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền bắc việt nam (Trang 130 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)