Từ kết quả nghiên cứu thu được và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT thấp trong các DN miền Bắc Việt nam, tác giả luận án đưa ra các khuyến nghị sau:
Thứ nhất, Phân quyền là một yếu tố có tác động đáng kể đến việc áp dụng KTQT trong các DN miền Bắc Việt nam, đặc biệt là các kỹ thuật phân tích thơng tin để hỗ trợ ra
quyết định, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động và KTQT chiến lược. Do vậy, các DN cần
tăng cường phân quyền quản trị trong DN cho các NQT. Phân quyền thường gắn với trách nhiệm của các NQT do vậy nó làm phát sinh nhu cầu thơng tin để sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như sử dụng các chỉ tiêu đánh giá để khuyến khích nhân viên trong DN hoạt động hiệu quả.
Thứ hai, CNTT là một yếu tố thúc đẩy đáng kể việc áp dụng KTQT trong các
DN miền Bắc Việt nam, đặc biệt các phương pháp KTQT hiện đại sử dụng nhiều dữ liệu địi hỏi tính tốn nhiều như lập dự tốn và các kỹ thuật KTQT chiến lược. Trong
điều kiện hiện nay, các DN cần tăng cường áp dụng CNTT nhằm tự động hóa các cơng đoạn trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các kỹ
thuật KTQT tiên tiến.
Thứ ba, sự quan tâm của NQT cao nhất đến KTQT mặc dù tác động đến việc áp
là điều kiện cần thiết để các kỹ thuật và phương pháp KTQT có thể được triển khai và áp dụng ở DN. Sự quan tâm và nhu cầu sử dụng thông tin KTQT của các NQT
còn là tiền đề để thúc đẩy nhân viên kế toán nâng cao trình độ chun mơn, tăng
cường áp dụng các kỹ thuật và phương pháp KTQT nhằm đáp ứng nhu cầu thông
tin cho các NQT. Do vậy NQT cao nhất trong DN cần tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ, tạo thuận lợi để các kỹ thuật và phương pháp KTQT được triển khai và áp dụng trong DN.
Thứ tư, trình độ chun mơn của nhân viên kế tốn có ảnh hưởng đáng kể đến
việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong các DN, đặc biệt là các kỹ thuật KTQT hiện đại, phức tạp. Do vậy nâng cao trình độ kế tốn, cập nhật các kiến thức KTQT hiện đại là
điều kiện cần thiết để các kỹ thuật KTQT nói chung và kỹ thuật KTQT hiện đại nói
riêng có thể được áp dụng trong các DN nhằm hỗ trợ DN sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ đó duy trì và tăng vị thế cạnh tranh của DN trên thị trường.
Thứ năm, áp lực cạnh tranh là một nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ
thuật KTQT, đặc biệt là các loại dự toán và kỹ thuật KTQT chiến lược. Trong điều
kiện tồn cầu hóa ngày càng sâu sắc, DN phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay
gắt, các DN cần phải nhận thức được áp lực cạnh tranh ngày càng tăng để tăng cường
phân quyền quản trị trong DN cũng như quan tâm đến KTQT thông qua tăng cường
đầu tư vào CNTT, nâng cao trình độ chun mơn cho nhân viên kế toán và cam kết ủng hộ kế toán áp dụng các kỹ thuật KTQT nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giúp cho
quản trị DN hiệu quả để nâng cao vị thế cạnh tranh của DN.
Ngoài ra, nhằm tăng cường áp dụng KTQT trong các DN để nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBVN nói riêng và các DN Việt nam nói chung, các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học cần tăng cường
tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn trang bị kiến thức quản trị và cách thức sử dụng
thông tin KTQT để ra quyết định cho các NQT DN, đồng thời tuyên truyền để các
NQT DN hiểu biết được lợi ích của việc vận dụng thông tin KTQT trong quá trình ra quyết định.