TT Phương pháp/kỹ thuật Lý do
1 Dự tốn cho kiểm sốt chi phí Khơng phải là 1 kỹ thuật riêng
2 Dự toán linh hoạt Đã thể hiện qua các dự toán
3 Dự toán theo hoạt động Chưa được giới thiệu ở Việt Nam
4 Giá thành theo chi phí đầy đủ Tất cả các DN đều buộc phải sử dụng
5 Kế toán trách nhiệm Các DN chưa hiểu rõ phương pháp này
6 Lợi nhuận kiểm soát được Chưa được giới thiệu ở Việt Nam
7
Giá trị kinh tế gia tăng hoặc thu nhập còn lại
Chưa được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam
8 Tính tốn chi phí sử dụng vốn Khơng phải là kỹ thuật KTQT
9 Định giá chuyển giao nội bộ Quy mơ nhỏ, ít áp dụng
10 JIT Không phải là kỹ thuật KTQT
11 TQM Không phải là kỹ thuật KTQT
3.4. Xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế dựa trên các câu hỏi khảo sát đã được một số tác giả
sử dụng trước đây như: Chenhall và Langfield-Smith, 1998; Wijewardena, 1999;
Joshi, 2001; Hyvonen, 2005; Ahmad, 2012; Yalcin, 2012. Đây là cách được nhiều
nghiên cứu thực hiện (Yalcin, 2012; Ahmad, 2012). Quy trình xây dựng bảng hỏi
được thực hiện như sau:
Lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các biến trong mơ hình nghiên cứu.
Dịch các câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt để xây dựng bảng hỏi tiếng Việt. Chỉnh sửa các câu hỏi trong bảng hỏi tiếng việt để phù hợp với văn hóa, ngơn ngữ và ngữ cảnh Việt Nam.
Nội dung bảng hỏi gồm các phần sau:
Phần giới thiệu: Trình bày mục đích, ý nghĩa nghiên cứu, mời tham gia khảo
sát và cam kết về mục đích sử dụng và bảo mật thông tin đối với người trả lời.
Phần 1. Thông tin chung về DN và người trả lời.
Các câu hỏi về DN bao gồm các thông tin phục vụ cho phân loại và đánh giá
quy mô DN thông qua số lượng lao động sử dụng, lĩnh vực hoạt động (sản xuất, xây
dựng, thương mại, dịch vụ, đa ngành). Các DN hoạt động từ 2 lĩnh vực trở lên được
phân loại là DN đa ngành.
Phần 2: Khảo sát tình trạng áp dụng KTQT trong DN
Phần này bao gồm các câu hỏi được thiết kế phục vụ cho việc đánh giá tình
trạng của việc áp dụng KTQT trong các DN để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất. Người trả lời căn cứ vào tình hình thực tế của công ty để trả lời tương ứng với mức độ
đồng ý hoặc không đồng ý với câu hỏi.
Phần 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kỹ thuật KTQT trong DN
Phần này gồm các câu hỏi thu thập thông tin để đánh giá mức độ ảnh hưởng của
một số biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đến tình trạng áp dụng các kỹ thuật
KTQT. Các biến độc lập được lựa chọn dựa trên các mơ hình nghiên cứu trước đây
gồm: Áp lực cạnh tranh, mức độ phân quyền, tình trạng áp dụng CNTT trong DN, mức
độ quan tâm của NQT đến KTQT và trình độ chun mơn của nhân viên kế toán.
Bảng hỏi sẽ được khảo sát thử nghiệm tại 50 DN để hiệu chỉnh câu hỏi và nội
dung sau đó sẽ gửi đi khảo sát chính thức thơng qua bưu điện, thư điện tử, email gửi
3.5. Chọn mẫu và cỡ mẫu
Xác định cỡ mẫu là một trong những nội dung quan trọng của nghiên cứu định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Có nhiều cách để xác định cỡ mẫu.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), quy mơ mẫu nghiên cứu khi phân tích hồi quy
đa biến (MLR) phụ thuộc vào các yếu tố như mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, số lượng biến độc lập. Hair et al., (2014) cho rằng, quy mô mẫu tối thiểu để áp
dụng các công cụ thống kê phải là 30 quan sát. Theo Nguyễn Văn Thắng (2015) quy
mô mẫu tương đối phù hợp cho phân tích thống kê phải hơn 100 quan sát (Thắng,
2015a). Công thức kinh nghiệm dùng để tính cỡ mẫu cho phân tích MLR là n ≥ 50 + 8p, trong đó p là số lượng biến độc lập. Nghiên cứu này sử dụng 5 biến độc lập, do vậy nếu tính theo cơng thức này, quy mô mẫu tối thiểu phải đạt 90 quan sát.
Theo Nguyễn Văn Thắng (Thắng), nếu quy mô của tổng thể lớn và khơng biết chính xác thì cỡ mẫu được xác định theo công thức:
n = z
2( p*(1- p) e2
Trong đó:
n = là cỡ mẫu
z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)
p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể (thường được ước tính là 50% là khả năng
lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể).
e = sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%...).
Nếu độ tin cậy là 95% thì quy mơ mẫu nghiên cứu tính được theo cơng thức
trên là 384 quan sát với tổng thể trên 10 triệu (Thắng, 2015b). Theo cách tính trên, nghiên cứu này sẽ phải sử dụng 384 quan sát.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu của mình, cụ thể:
- Tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo các nghiên cứu đã được thực
hiện để xây dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được sử dụng để lựa chọn các biến trong mơ
hình nghiên cứu và thang đo. Nghiên cứu định lượng gồm 2 phần: nghiên cứu định
lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Mục đích của nghiên cứu định
lượng sơ bộ là nhằm tìm ra những điểm chưa phù hợp của câu hỏi khảo sát và đánh giá
độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính
thức được thực hiện để thu thập dữ liệu phục vụ cho phân tích định lượng. Bảng hỏi
sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi đến cho các DN trong mẫu khảo sát để thu thập
dữ liệu. Các dữ liệu sau khi thu được sẽ được làm sạch để sử dụng cho phân tích nhân tố, phân tích tương quan và kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22.
- Quy trình nghiên cứu gồm 2 bước là nghiên cứu sơ bộ để hiệu chỉnh bảng hỏi và thang đo, nghiên cứu chính thức để thu thập dữ liệu phục vụ cho phân tích để trả lời
các câu hỏi nghiên cứu. Tham khảo các nghiên cứu đã được thực hiện, luận án xây
dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, sử dụng các thang đo của các
cơng trình nghiên cứu trước đó để thiết kế phiếu khảo sát. Các biến trong mơ hình
nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia. Cỡ
mẫu được tính tốn dựa trên kinh nghiệm và phương pháp tính của các chuyên gia.
Phiếu khảo sát được gửi cho các DN để thu thập dữ liệu. Số lượng mẫu tối thiểu cần
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của các DN Việt Nam và mô tả mẫu nghiên cứu
4.1.1. Một số đặc điểm của các DN Việt Nam và các DN Miền Bắc Việt Nam
Theo số liệu thống kê, đến thời điểm 31/12/2016 cả nước có hơn 505 ngàn DN
đang hoạt động. Trong đó DN ngồi quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn (96,7%, tương đương
với hơn 488 ngàn DN). Các DN nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ 0,5% (2662 DN). Phần cịn lại 2,8% là các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu các DN trong nền kinh tế
Trong số các DN đang hoạt động tại Việt Nam, tổng số các DN thuộc khu vực
Miền Bắc Việt Nam đang hoạt động là 236.580 DN, chiếm 46,7% tổng số DN cả nước (Niên giám thống kê, 2017).
Tại thời điểm thống kê (tháng 12/2016), các DN Miền Bắc Việt Nam đang sử
dụng gần 7 triệu lao động, chiếm 49,3% tổng số hơn 14 triệu lao động đang làm việc
trong các DN cả nước (Niên giám thống kê, 2017).
0,5%
96,7% 2,8%
Cơ cấu các DN trong nền kinh tế
Về lĩnh vực hoạt động: Các DNVN hoạt động chủ yếu trong các ngành dịch
vụ,thương mại (39,53%). Đứng thứ hai là các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
chế biến và xây dựng chiếm 27,85%. Đứng thứ 3 là các DN vận tải, kho bãi (chiếm
6,13%). Các DN còn lại hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau với tỷ lệ không quá 3% số DN cả nước.