PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm tại xã phú lương huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 60)

- Hiện nay trên địa bàn xã chỉ mới có duy nhất một đơn vị sản xuất giống

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

5.1. Kết luận:

* Về điều kiện tự nhiên, kinh tế_xã hội:

Phú Lương là một xã đồng bằng ven biển của huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, có thời tiết khí hậu thuận lợi cho các loại cây trồng nhiệt đới, và có thể phát triển đa dạng các loại nấm khác nhau. Hiện nay, trên địa

bàn xã đã phát triển 5 loại nấm, trong đó loại nấm được bà con nông dân nuôi trồng nhiều nhất là nấm rơm, với tổng số hộ tham gia trên địa bàn xã hiện nay lên tới 592 hộ.

Thời tiết, khí hậu tại Phú Lương thuộc loại khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Có nền nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 250C), biên độ nhiệt độ năm khoảng 10-150C. Do đó có thể phát triển được nhiều loại nấm, cả những loại nấm ưa nhiệt độ cao như nấm rơm, nấm Linh Chi,… và những loại nấm ưa nhiệt độ thấp như nấm mỡ, nấm sò,… và giúp cho nấm hồn thành nhiều vịng sinh trưởng trong một năm. Ngồi ra, vùng có độ ẩm trung bình hàng năm từ 85- 86% là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi đó cũng tồn tại những mặt hạn chế gây khó khăn cho việc ni trồng nấm đó là: Trong mùa lạnh nhiệt độ khơng khí quá thấp và kéo dài làm cho cây nấm không phát triển được, lượng mưa tập trung lớn vào các tháng mùa mừa nhất là các tháng 9, 10, 11 gây ra hiện tượng ngập úng, làm cho việc sản xuất nấm vào những thời điểm này gặp nhiều khó khăn.

Phú Lương có diện tích đất nơng nghiệp tương đối lớn, đặc biệt là đất gieo trồng cây lương thực hàng năm (1996 ha/năm). Đây là điều kiện có ý nghĩa trong việc phát triển nghề trồng nấm của địa phương. Nhờ có diện tích gieo trồng hang năm tương đối lớn nên đã tạo ra một khối lượng lớn nguyên liệu cung cấp cho ngành nuôi trồng nấm của địa phương.

Với đặc điểm dân số hầu hết sống ở nơng thơn, trong đó lực lượng lao động và số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần dân số của xã. Một bộ phận người dân đã có kinh nghiệm trong sản xuất nấm nhất là nấm rơm. Đây là yếu yếu tố rất quan trọng để địa phương có thể phát triển hnơn nữa nghề trồng nấm. Tuy nhiên hiện nay trong xã vẫn còn rất nhiều hộ nơng dân vẫn cịn thiếu vốn đầu tư sản xuất, thu nhập bình quân của người dân vẫn cịn thấp, trình độ dân trí cịn hạn chế, tính hàng hóa của các sản

phẩm nơng nghiệp nói chung và sản phẩm từ nấm nói riêng hầu như chưa có. Do vậy nên khả năng tiêu thụ các sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

* Tình hình sản xuất và tiêu thụ:

Qua tìm hiểu cán bộ và người dân xã Phú Lương, tơi nhận thấy: Chính quyền địa phương cũng như người dân rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất nghề trồng nấm. Tuy nhiên hiện nay địa phương vẫn cịn gặp nhiều khó khăn lung túng trong các khâu tổ chức sản xuất, đầu tư phát triển,… và đặc biệt là thị trường đầu ra cho sản phẩm nấm.

- Về sản xuất: Hiện nay trên địa bàn xã có tới 5 loại nấm được ni trồng là nấm rơm, nấm sò, mộc nhỉ, nấm đùi gà và nấm Linh Chi. Tuy nhiên loại nấm đang được bà con nuôi trồng nhiều nhất là nấm rơm. Trên địa bàn xã ngoài việc sản xuất của các hộ gia đình cịn có sự tham gia của các tập thể đó là HTX Nơng Nghiệp. Ngồi các tập thể tham gia sản xuất như HTX còn các tập thể khác cũng đang cổ vũ, động viên, giúp đỡ các hộ nông dân tham gia sản xuất như hội liên hiệp phụ nữ xã, hội nông dân tập thể.

- Về ình hình tiêu thụ: Đa số các sản phẩm nấm sản xuất ra được tiêu thụ ngay, không qua khâu chế biến bảo quản, và được tiệu thụ cho những người thu mua tại địa phương. Sau đó nấm được đem bán tại các chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và một phần được tiêu thụ ra ngoài tỉnh. Các hộ nơng dân tiêu thụ theo hình thức tự phát, khơng có hợp đồng, khơng có sự rang buộc giữa người mua và người bán. Giá cả cả tùy thnuộc vào từng thời điểm, do vậy ngbười dân vẫn chưa an tâm trong sản xuất, cũng như đầu tư phát triển mở rộng sản xuất.

5.2. Kiến nghị:

Qua thời gian tiến hành làm khóa luận tốt nghiệp trên địa bàn xã Phú Lương, tôi nhân thấy nghành trồng nấm nơi đây đang phát triển mạnh, nó có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống người dân địa phương, cũng như ngươi dân các vùng lân cận. Tuy nhiên sự phát triển của ngành trồng nấm nơi đây vẫn chưa

tương xứng với tiềm năng mà địa phương có, cũng như xu thế phát triển chung của xã hội. Để ngành trồng nấm của xã phát triển hnơn nữa và nhanh chóng được mở rộng ra các địa phương khác, tơi có một số ý kiến như sau:

- HTX NN Phú Lương I cần phát triển hơn nữa trong việc sản xuất và cung ứng giống có chất lượng cho người sản xuất. Nhằm giúp cho việc sản xuất nấm có năng suất cao, chất lượng tốt và giảm giá thành sản phẩm.

- Ban nông nghiệp của xã cần có dự tính dự báo kịp thời chính xác hơn nữa về các diễn biến thời tiết khí hậu để việc bố trí sản xuất của người dân có thể tránh được các thời điểm bất lợi của thời tiết khí hậu.

- Hồn thiện quy trình sản xuất cho người dân và đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả các tình trạng nhiễm đất, bệnh hại nấm và hạn chế các tác hại của các yếu tố thời tiết khí hậu.

- Các HTXNN cần tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nấm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua và tiêu thụ nấm.

- Phát triển hơn nữa 2 câu lạc bộ làm nấm ở 3 thôn Vĩnh Lưu, Lê xã Đơng, Đơng B để người dân có sợ hỗ trợ lẫn nhau trong việc đầu tư vốn, mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ về kỷ thuật trong sản xuất và giúp đỡ trong tiêu thụ nấm.

Một phần của tài liệu điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm tại xã phú lương huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w