CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng quan các khái niệm nghiên cứu
2.1.1 Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán
Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán được xem như bất trắc mang tính vĩ mơ của nền kinh tế. Schwert (1990) định nghĩa SMV được xem xét về cơ bản là sự phân tán tỷ suất sinh lợi thị trường được đo lường thơng qua độ lệch chuẩn. Ngồi ra, SMV được định nghĩa một cách giản đơn là sự biến động của giá cổ phiếu; mức giá này đôi khi có thể cao hay thấp. Biến động trong chỉ số thị trường được sử dụng để đo lường SMV với đặc trưng là sự biến động không lường trước được của của chỉ số chứng khốn thị trường theo thời gian. Vì vậy, độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi chỉ số giá chứng khoán thị trường là cách đo lường rủi ro đang được sử dụng rộng rãi vì nó tác động sâu rộng và tổng thể đến các tác nhân kinh tế tham gia thị trường.
Lý thuyết trước đã đề cập đến sự thay đổi trong tỷ suất sinh lợi trên TTTC có ảnh hưởng đáng kể tới các quyết định kinh tế. Theo đó, tác động này có thể thay đổi tùy thuộc vào kỳ vọng của các tác nhân kinh tế về thị trường (Danielsson và cộng sự, 2018). Sự thay đổi nhỏ trong SMV cũng có thể gây ra khủng hoảng sâu sắc. Danielsson và cộng sự (2012) đề cập đến mức rủi ro thấp khiến cho các tác nhân kinh tế chấp nhận thêm rủi ro, sau đó tác động đến khả năng xảy ra thêm cú sốc thị trường trong tương lai. Brunnermeier và Sannikov (2014) đã đề cập đến nghịch lý của biến động (volatility paradox) trong đó rủi ro cơ sở thấp dẫn tới trạng thái cân bằng cao hơn của đòn bẩy nợ, từ đó làm gia tăng rủi ro.
Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khốn có thể bị ảnh hưởng do nhiều tác nhân khác nhau như biến động tỷ giá hối đoái (Chowdhury và Anuradha.A, 2018),
cú sốc trong giá dầu (Salisu và Gupta, 2020), bầu cử chính trị (Mnasri và Essaddam, 2020), lãi suất tiền gửi, lạm phát và khối lượng giao dịch (Sabri, 2004), thậm chí yếu tố khách quan như dịch bệnh (Baek và cộng sự, 2020). Trong bối cảnh của các thị trường chứng khoán mới nổi (emerging stock market), tự do hóa và hội nhập với các nước phát triển làm thay đổi cấu trúc sở hữu và hình thức niêm yết của các doanh nghiệp ngoại, từ đó làm gia tăng các dòng vốn vào thị trường mới nổi này, gây ra sự gia tăng trong SMV và khủng hoảng tài chính có thể sẽ xảy ra sau đó (Sabri, 2004).
TTCK là kênh dẫn truyền vốn thiết yếu cho nền kinh tế. SMV có thể phát sinh do tâm lý nhà đầu tư hoặc do cung cầu nội tại thị trường có thể gây ra rủi ro cho các tác nhân kinh tế tham gia thị trường, từ đó gây ra tác động khơng nhỏ đến hành vi đầu tư vốn của họ. Nguồn vốn luân chuyển phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư trong bối cảnh tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khốn biến động. Để tính tốn SMV, thơng thường các bài nghiên cứu khai thác cách tính tốn dựa tên phương pháp độ lệch chuẩn truyền thống của chỉ số chứng khoán thị trường (Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong, 2016; French và cộng sự, 1987). Chỉ số chứng khoán thị trường là thước đo và là chỉ báo hiệu quả cho tình hình phát triển kinh tế thơng qua tín hiệu lạc quan từ hoạt động của các công ty cũng như sự ổn định mơi trường chính sách vĩ mơ của nhà nước (Trịnh Thị Hoa Mai, 2003). Sự biến động dương của chỉ số chứng khốn thị trường thường là tín hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả thông qua việc sử dụng đồng vốn hợp lý và thị trường đang đánh giá cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chung của ngân hàng thông qua hoạt động cấp vốn vay của nó cho các doanh nghiệp hoạt động sinh lợi.