Rủi ro ngân hàng

Một phần của tài liệu Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại việt nam niêm yết (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1.3. Rủi ro ngân hàng

Rủi ro được định nghĩa dưới nhiều quan điểm khác nhau. Một trong những quan điểm rủi ro đầu tiên được đề cập bởi Willett (1901), tác giả cho rằng rủi ro là sự không chắc chắn bắt nguồn từ một biến cố khơng mong đợi nào đó. Knight (1921) cho rằng rủi ro phản ánh đặc điểm không chắc chắn của một biến cố nào đó nhưng có thể đo lường được xác suất xảy ra. Bên cạnh đó, Apătăchioae (2015) cho rằng các sự kiện hoặc xác xuất xảy ra thiệt hại được xem là rủi ro. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có thể được nhận thức là một bất trắc không mong muốn, nếu xảy ra sẽ dẫn đến những thiệt hại về tài sản, suy giảm lợi nhuận so với kế hoạch hoặc ngân hàng phải chịu chi phí phát sinh để có thể thực hiện được một nghiệp vụ tài chính nhất định (Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến, 2009).

Hành vi chấp nhận các hoạt động gây ra rủi ro quá mức của các tổ chức kinh tế - tài chính là một trong những yếu tố gây ra khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế. Ngun nhân của rủi ro gia tăng này chưa được tìm hiểu và xem xét một cách thấu đáo. Một số bài nghiên cứu đầu tiên về rủi ro đề cập đến hành vi chấp nhận rủi ro gây ra bởi mức thù lao cho ban quản trị (management compensation). Theo đó các nhà quản trị thừa hưởng lợi ích từ thành quả hoạt động tốt trong khi lại chấp nhận ít rủi ro khi

doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả (Bolton và cộng sự, 2015; Bebchuk và cộng sự, 2010). Một số bài nghiên cứu khác thảo luận về các khoản bảo đảm nợ từ chính phủ cho phép các doanh nghiệp chấp nhận thêm rủi ro mà khơng phải chịu các chi phí riêng (Kane, 1985; Pennacchi, 1987; Farhi và Tirole, 2012). Gennaioli và cộng sự (2012) đề cập đến hành vi lệch lạc khiến cho các doanh nghiệp tài chính chấp nhận thêm rủi ro vượt mức, bất chấp nguy cơ phải gánh chịu khoản lỗ nghiêm trọng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro là yếu tố trung tâm trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, được giới học thuật quan tâm trong nhiều thập kỷ qua (Sharpe, 1990; Jackson và cộng sự, 1999; Van den Heuvel, 2008; Macey và Miller, 1988; Beck và cộng sự, 2013). Nhiều chủ đề liên quan đến yếu tố rủi ro của các ngân hàng như: rủi ro ngân hàng do tác động của nhân tố cạnh tranh (Brickley và James, 1987; Diallo, 2015; Fiordelisi và Mare, 2014; Jiménez và cộng sự, 2013); rủi ro ngân hàng cũng được nghiên cứu từ khía cạnh đa dạng hố (Nguyễn Văn Điệp, 2015; Berger và cộng sự, 2010; Mercieca và cộng sự, 2007; Stiroh, 2006b) hoặc cấu trúc sở hữu (Barry và cộng sự, 2011; Cull và Pería, 2013; García-Kuhnert và cộng sự, 2015; Zhang và cộng sự, 2012).

Một phần của tài liệu Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại việt nam niêm yết (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w