Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại việt nam niêm yết (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Về ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả, tác động của hiệu quả ngân hàng lên TTCK đã được xem xét trong cơng trình nghiên cứu của Sharma (2018), Eisenbeis và cộng sự (1999), Sufian và Majid (2009) và Hadad và cộng sự (2011). Khai thác dữ liệu thông tin về chuỗi thời gian, Hadad và cộng sự (2011) cho thấy hiệu quả hoạt động của

ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng lên SMV. Các nghiên cứu này dựa trên lập luận rằng tỷ suất sinh lợi chứng khoán của ngân hàng sẽ là kết quả đầu ra, phản ánh mức độ giàu có của cổ đông do các ngân hàng hoạt động hiệu quả (do quản lý tốt nguồn lực kinh doanh) (Brealey và cộng sự, 2012). Ở chiều ngược lại, chỉ có một số ít các cơng trình nghiên cứu có đề cập đến ảnh hưởng của SMV (biến động chung của thị trường chứng khoán) lên hiệu quả bao gồm Angbazo (1997), Albertazzi và Gambacorta (2009), Tan và Floros (2012b) và Rashid và Ilyas (2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu này khai thác bối cảnh các quốc gia phát triển (10 nước công nghiệp lớn ở Châu Âu) và Trung Quốc. Do đó, nghiên cứu chiều tác động từ SMV đến hiệu quả tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho kho tàng học thuật. Đối với nghiên cứu tương tự của Rashid và Ilyas (2018) về ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng hoạt động tại Pakistan, tác giả chỉ sử dụng thước đo cho hiệu quả gồm có ROA, ROE và NIM. Bên cạnh thước đo truyền thống này, tác giả còn bổ sung thêm thước đo cập nhật hơn là giá trị kinh tế gia tăng EVA và hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu vượt mức (EROE). Ngoài ra, nghiên cứu của Rashid và Ilyas (2018) chưa đề cập đến vai trò của quy mô lên ảnh hưởng biến động thị trường lên rủi ro của ngân hàng. Khoảng trống nghiên cứu này dẫn đến câu hỏi nghiên cứu thứ nhất (Research Question – RQ) sau:

RQ1: SMV có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng không?

Về ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro, tác giả chưa phát hiện bằng chứng thực nghiệm đề cập trực tiếp đến ảnh hưởng của SMV lên rủi ro của ngân hàng. Do vậy, khai thác khoảng trống này có thể cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cần thiết cho ảnh hưởng này tại thị trường mới nổi như Việt Nam và góp phần kiểm chứng lại lý thuyết đã có về chủ đề rủi ro TTCK và rủi ro của ngân hàng. Như vậy, nghiên cứu thực nghiệm để tìm bằng chứng về quan hệ giữa hai cấu phần quan trọng của thị trường tài chính (TTCK và hệ thống ngân hàng) cần phải được thực hiện để xem xét ở góc độ

định lượng về tác động của SMV lên rủi ro và hiệu quả của ngân hàng có tồn tại hay khơng. Từ phân tích khoảng trống nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu thứ hai được đưa ra như sau:

RQ2: SMV có tác động đến rủi ro của ngân hàng khơng?

Vai trò của quy mô ngân hàng đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm, gồm có Al Tamimi và Charif (2011), Sufian (2009), và Kosmidou (2008). Tuy‐

nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến vai trò điều chỉnh quy mô của ngân hàng trong bối cảnh SMV làm ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Theo đó, SMV tăng có thể làm hiệu quả ngân hàng gia tăng đặc biệt là ở các ngân hàng lớn, do vốn rút khỏi thị trường chứng khoán và ưu tiên đổ vào các ngân hàng lớn, đóng vai trò là kênh sinh lợi an tồn hơn trong tương quan so sánh với các ngân hàng có quy mơ nhỏ (Rashid, 2014). Tuy nhiên, SMV gia tăng lại gây ra sự gia tăng trong rủi ro tổng thể và rủi ro này được các ngân hàng thêm vào lãi suất cho vay, từ đó làm giảm quy mơ cho vay. Hành vi này đặc biệt xảy ra ở các ngân hàng lớn, do vậy có thể ảnh hưởng đến hiệu quả do ngân hàng đối mặt với khả năng không tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn khi quy mô cho vay giảm sút. Tuy nhiên, rất hiếm bài nghiên cứu đề cập đến vai trò của quy mô ngân hàng đến ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu đề cập đến tác động của yếu tố quy mô lên ảnh hưởng của SMV lên rủi ro. Thông qua việc khai thác các biến tương tác quy mô, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho tầm quan trọng của quy mô ngân hàng lên ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ phân tích khoảng trống nghiên cứu trên, hai câu hỏi nghiên cứu tiếp theo được đưa ra như sau:

RQ3: Ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động có bị thay đổi bởi quy mơ ngân hàng khơng?

Như vậy, phần lớn các cơng trình nghiên cứu về vai trò của TTCK đối với hệ thống ngân hàng (Ahmad và Zaman, 1999; Apătăchioae, 2015; Atkins và cộng sự, 2018; Awan và cộng sự, 2014; Banya và Biekpe, 2018), tuy nhiên có rất hạn chế nghiên cứu tác động của thị trường chứng khoán lên hệ thống ngân hàng. Theo đó, luận án nhằm phát hiện ra bằng chứng thực nghiệm cho ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro của hệ thống ngân hàng. Cụ thể, xét về góc độ các lý thuyết kinh tế có liên quan, tác động của SMV lên hiệu quả và rủi ro được hàm ý và giải thích bởi tương đối đầy đủ các lý thuyết kinh tế; tuy nhiên, xét về góc độ các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả nhận thấy có rất ít bài nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của SMV lên rủi ro. Ngoài ra, vai trò điều chỉnh của quy mô ngân hàng lên ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro và hiệu quả chưa được quan tâm trong các bài nghiên cứu thực nghiệm.

Vì vậy, đây là các khoảng trống nghiên cứu quan trọng để từ đó tạo nên động cơ nghiên cứu của luận án: Khai thác các khoảng trống nhằm làm sáng tỏ vai trò của thị trường chứng khốn đối với hệ thống ngân hàng, qua đó nhận diện được lý thuyết kinh tế nào có thể được khai thác cho việc giải thích cho ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro trong bối cảnh ngành ngân hàng của thị trường mới nổi như Việt Nam. Dựa trên những kết quả quan trọng này, luận án sẽ cung cấp các hàm ý mang tính chính sách giúp cho các bên có liên quan nhận thức được sự kết nối của hai cấu phần quan trọng trong cấu trúc thị trường tài chính quốc gia.

Một phần của tài liệu Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại việt nam niêm yết (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w