Bảng 3.15. Nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo thành tích học tập học tập
Nhu cầu của học sinh theo thành tích
học tập ĐTB ĐLC Sig của kiểm
nghiệm Anova Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất Yếu 2.33 0.47 0.002 Trung bình 3.00 0.62 Khá 2.84 0.55 Giỏi 2.79 0.56 Xuất sắc 2.42 0.50 Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập Yếu 2.83 0.69 0,0217 Trung bình 3.22 0.59 Khá 3.00 0.54 Giỏi 3.05 0.63 Xuất 2.50 0.64
70 sắc
Những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội Yếu 2.83 1.00 0,021 Trung bình 3.07 0.63 Khá 2.92 0.56 Giỏi 2.96 0.63 Xuất sắc 2.50 0.64 Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình
Yếu 2.75 0.96 0.019 Trung bình 3.02 0.67 Khá 2.84 0.65 Giỏi 2.76 0.67 Xuất sắc 2.58 0.50 Những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ
Yếu 2.75 0.74 0.299 Trung bình 3.04 0.65 Khá 2.99 0.67 Giỏi 2.92 0.64 Xuất sắc 2.58 0.50 Những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân Yếu 2.92 0.69 0.308 Trung bình 3.23 0.63 Khá 3.16 0.65 Giỏi 3.13 0.62 Xuất 2.67 0.38
71 sắc
Đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo thành tích học tập được tiến hành bằng cách so sánh điểm trung bình của các nhóm học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi và xuất sắc đã tham gia khảo sát. Cụ thể kết quả ở bảng 3.15 cho thấy:
- Ở “Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất”, học sinh có học lực trung bình có nhu cầu trợ giúp cao nhất, kế đến là học sinh khá, xếp thứ 3 là học sinh giỏi, xếp thứ 4 là học sinh xuất sắc và cuối cùng là học sinh yếu. Bên cạnh đó kiểm nghiệm Anova cho Sig = 0.002 (<0.05) cho thấy sự khác biệt trên là có ý nghĩa khi xét về mặt thống kê.
- Ở “Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập” và “Những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội”, nhóm học sinh có nhu cầu trợ giúp cao nhất là học sinh trung bình, kế đến là học sinh giỏi, xếp thứ 3 là học sinh khá, thứ 4 là học sinh yếu và xếp cuối cùng là học sinh xuất sắc. Tuy nhiên kiểm nghiệm Welch cho Sig lần lượt là 0.040 và 0.0217 cho thấy chỉ có sự khác biệt về mặt thống kê ở nhu cầu trợ giúp “Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập”. ĐTB cao nhất ở nhóm học sinh trung bình có thể lý giải đây là nhóm vẫn còn động lực học tập, các em muốn cải thiện điểm số để có thêm cơ hội cho việc thi đại học, xét tuyển đại học. Em H.P.H, trường THPT An Lạc cho biết: “Em gặp khó khăn rất nhiều ở mơn Hóa, năm nay lại chủ yếu học tại nhà nên thi cử em bị tâm lý lắm… học kỳ vừa rồi em xếp loại trung bình do bị khống chế mơn hóa nên em buồn lắm. Nếu cho đi học lại thì em sẽ đi học thêm hóa hoặc học nhóm với bạn để cải thiện”. Các em học
sinh xếp loại yếu có ĐTB bình thấp cho thấy các em có tâm lý “bng xi”. Điều này dễ dẫn đến trình trạng bỏ học, do đó cần phải có sự quan tâm và thăm hỏi đối với các em.
- Ở “Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình”, “Những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ”, “Những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân”, những học sinh thuộc nhóm học lực trung bình có nhu cầu được hỗ trợ cao nhất, kế đến là nhóm học sinh khá,
72
xếp thứ 3 là học sinh giỏi xếp cuối cùng lần lượt là học sinh có học lực yếu và xuất sắc. Tuy nhiên kiểm nghiệm Anova chỉ cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa khi xét về mặt thống kê ở nhu cầu trợ giúp “Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình” với Sig = 0.019 (<0.05).
Như vậy, nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo học lực có sự khác biệt ở 03 vấn đề đó là “Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất”, “Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập” và “Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình”. Trong đó nổi bật lên là nhóm học sinh có học lực trung bình có nhu cầu trợ giúp tâm lý cao nhất, xếp thứ hai là nhóm học sinh khá và giỏi, xếp cuối cùng là học sinh xuất sắc và học sinh yếu.
3.3.4. Trường học
Bảng 3.16. Nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo trường học
Nhu cầu của học sinh theo trường ĐTB ĐLC Sig của kiểm nghiệm
Welch Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất Nguyễn Hữu Cảnh 2.86 0.61 0.000 Bình Hưng Hịa 2.95 0.43 An Lạc 2.75 0.63 Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập Nguyễn Hữu Cảnh 3.16 0.62 0.002 Bình Hưng Hịa 3.06 0.42 An Lạc 2.95 0.64 Những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội
Nguyễn Hữu Cảnh 2.93 0.59
0.000
Bình Hưng Hịa 3.12 0.53
An Lạc 2.85 0.63
Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình Nguyễn Hữu Cảnh 2.80 0.70 0.000 Bình Hưng Hịa 3.10 0.58 An Lạc 2.69 0.65 Những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ Nguyễn Hữu Cảnh 2.90 0.64 0.000 Bình Hưng Hịa 3.28 0.61 An Lạc 2.80 0.63
73
Những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân
Nguyễn Hữu Cảnh 3.17 0.63
0.000
Bình Hưng Hịa 3.39 0.59
An Lạc 2.99 0.62
Đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo trường học được tiến hành bằng cách so sánh ĐTB của 222 học sinh trường Nguyễn Hữu Cảnh, 214 học sinh trường Bình Hưng Hịa và 283 học sinh trường An Lạc.
Các kết quả cụ thể ở bảng 3.16 cho thấy có sự khác biệt về nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của học sinh thuộc ba trường được khảo sát. Trong tất cả các vấn đề, học sinh ở trường THPT Bình Hưng Hịa có nhu cầu trợ giúp tâm lý nhiều nhất, kế đến là học sinh đến từ trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh và xếp cuối cùng là học sinh trường THPT An Lạc ngoại trừ “những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập”. Đối với “những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập”, học sinh ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh có nhu cầu trợ giúp cao nhất, kế đến là học sinh trường THPT Bình Hưng Hịa và cuối cùng là học sinh trường THPT An Lạc. Điều này có thể lý giải do đặc thù về địa lý và dân cư xung quanh trường. Trường THPT Bình Hưng Hịa nằm tại khu tái định cư và mới xây dựng do đó đa phần học sinh đến từ các hộ gia đình nghèo, là công nhân các khu công nghiệp xung quanh nên điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội bị tác động mạnh mẽ. Ngoài ra, trong đợt dịch COVID thứ ba và thứ tư, khu vực Bình Hưng Hịa là khu vực có số ca dương tính nhiều nhất trên địa bàn Tp.HCM. Các yếu tố này dẫn đến tình trạng phong tỏa kéo dài và tử vong xung quanh nên ảnh hưởng đến tâm lý học sinh dẫn đến việc học sinh có nhu cầu trợ giúp cao.
Bên cạnh đó kiểm nghiệm Welch cho các giá trị Sig trong bảng 3.16 đều nhỏ hơn 0.05, điều này cho thấy sự khác biệt về nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh thuộc ba trường được khảo sát có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy có thể kết luận có sự khác biệt về nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo yếu tố trường học.
74
Tóm lại, đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo các yếu tố nhân khẩu cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở các yếu tố trường, khối lớp và học lực, khơng có sự khác biệt ở yếu tố giới tính.
3.4. Đánh giá nhu cầu của học sinh về đội ngũ, hình thức hỗ trợ
3.4.1. Nhu cầu của học sinh về đội ngũ tham gia
Bảng 3.17. Đánh giá nhu cầu về đội ngũ tham gia trợ giúp tâm lý của học sinh THPT
STT Thành phần ĐTB ĐLC
1 Các thầy cô giáo trong nhà trường (giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn, …)
2.36 0.99
2 Thầy cô là chuyên viên tâm lý 2.81 0.99
3 Là các nhà tâm lý hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý
bên ngồi
2.66 1.03
Trung bình 2.61 1.00
Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy đối với học sinh THPT, các em có quan tâm đến đội ngũ tham gia hỗ trợ tâm lý. Với ĐTB = 2.61 và ĐLC = 1.00 cho thấy học sinh đánh giá đội ngũ tham gia ở mức quan trọng so với thang đánh giá. Tuy nhiên với độ lệch chuẩn lớn cho thấy sự phân tán điểm số lớn, điều này có nghĩa là có nhiều đánh giá khác nhau đối với đội ngũ tham gia.
Các em học sinh THPT đánh giá đội ngũ tham gia hỗ trợ tâm lý là các thầy cô chuyên viên tâm lý với số điểm cao nhất 2.81, kế đến là các nhà tâm lý từ các trung tâm tư vấn tâm lý bên ngoài với điểm số là 2.66, điểm trung bình của cả hai nhóm này đều thuộc mức quan trọng so với thang đánh giá. Trong khi đó đội ngũ tham gia là các thầy cô giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm chỉ được học sinh đánh giá 2.36 điểm, thuộc mức ít quan trọng so với thang đánh giá. Điều này cho thấy các em mong muốn được nhận sự hỗ trợ từ đội ngũ có chun mơn về lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là chuyên viên tham vấn của trường học hơn là các thầy cô giáo
75
đang dạy học trong nhà trường. Một em học sinh trường THPT An Lạc (vừa là chuyên viên TLHĐ vừa là giáo viên bộ môn GDCD) cho biết: “Trường em có phịng tâm lý do cơ S dạy giáo dục công dân phụ trách, nhưng cô hiện đang dạy em nên em rất ngại khi nói chuyện với cơ. Nhiều khi em gặp khó khăn trong các mơn học hay bức xúc với thầy cơ khác thì đâu dám nói sợ cơ khơng giữ kín thì mệt lắm…”. Ý kiến này cho thấy cần có sự tách bạch vai trị giữa giáo viên đứng lớp và
chuyên viên tâm lý để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ tâm lý cho học sinh cũng như đạo đức nghề nghiệp.
3.4.2. Nhu cầu của học sinh về đặc điểm của người làm tham vấn
Bảng 3.18. Đánh giá nhu cầu về đặc điểm của người làm tham vấn của học sinh THPT
STT Đặc điểm ĐTB ĐLC
1 Giới tính 1.89 1.07
2 Độ tuổi 1.89 1.03
3 Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về tâm lý
lứa tuổi (tốt nghiệp ngành tâm lý học, …)
2.99 1.05
4 Có mối quan hệ thân thiết với học sinh 1.94 1.05
Trung bình 2.17 1.05
Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy học sinh ít chú trọng đến đặc điểm của người làm công tác tham vấn tâm lý với điểm trung bình 2.17. Tuy nhiên, với độ lệch chuẩn là 1.05 cho thấy sự phân tán lớn về điểm số ở vấn đề này, nghĩa là có nhiều sự đánh giá khác nhau của học sinh đối với đặc điểm của người làm công tác tham vấn tâm lý.
Các yếu tố như độ tuổi, giới tính, có mối quan hệ thân thiết với học sinh đều được học sinh đánh giá ở mức ít quan trọng. Tuy nhiên yếu tố trình độ chun mơn và kiến thức về tâm lý lứa tuổi mà cụ thể là tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học lại được các em đánh giá ở mức quan trọng với ĐTB là 2.99, với ĐLC là 1.05 cho thấy nhiều học sinh còn đánh giá đặc điểm này là rất quan trọng đối với một người làm công tác tham vấn tâm lý cho học sinh.
76
Tóm lại, học sinh THPT mong muốn người làm công tác tham vấn tâm lý là người tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học, có chun mơn, kinh nghiệm về tâm lý lứa tuổi, các yếu tố khác ít quan trọng.
3.4.3. Nhu cầu của học sinh về thời điểm/hình thức trợ giúp
Bảng 3.19. Đánh giá nhu cầu của học sinh THPT về thời điểm và hình thức trợ giúp
STT Thời điểm/hình thức tham vấn ĐTB ĐLC
1 Mọi lúc, mọi nơi (khi nào học sinh cần là có người
giúp, …)
2.06 1.01
2 Tại phòng tham vấn tâm lý của nhà trường 2.28 1.03
3 Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm hoặc giờ hoạt động
ngoại khóa
1.91 0.95
4 Trong giờ học để tránh các bạn/người khác biết 2.26 1.07
5 Ngoài giờ học (giờ ra về, ngày cuối tuần, … 2.30 1.02
6 Thông qua điện thoại hoặc mạng xã hội 2.40 1.01
7 Thông qua hộp thư của nhà trường 2.10 1.02
8 Thông qua các kênh khác bên ngồi: trung tâm bên
ngồi, truyền hình, báo chí, …
2.03 0.99
Trung bình 2.16 1.01
Nhìn chung học sinh THPT ít chú trọng đến thời điểm hay hình thức tham vấn tâm lý, với kết quả ở bảng 3.19 cho thấy ĐTB mà học sinh đánh giá về vấn đề này là 2.16, thuộc mức ít quan trọng khi so sánh với thang đánh giá. Tuy nhiên độ lệch chuẩn 1.01 cho thấy sự phân tán cao về điểm số, điều này cho thấy có nhiều đánh giá khác nhau về thời điểm và hình thức tham vấn. Cụ thể:
Đối với thời điểm tham vấn, thời điểm ngoài giờ học được các em đánh giá cao nhất trong các thời điểm được khảo sát (2.30 điểm), kế đến là tham vấn trong giờ học (2.26 điểm), xếp thứ ba là tham vấn mọi lúc khi em cần (2.06 điểm), tham vấn trong thời gian sinh hoạt chủ nhiệm hoặc giờ hoạt động ngoại khóa được các em đánh giá điểm thấp nhất (1.91 điểm). Mặc dù tất cả các thời điểm trên đều thuộc mức ít quan trọng khi so sánh với thang đánh giá, tuy nhiên qua so sánh điểm số các thời điểm cho thấy chuyên viên tham vấn tâm lý nên chọn các giờ ra về, ngày cuối tuần hoặc giờ học
77
để thực hiện tham vấn tâm lý cho học sinh, nên hạn chế sử dụng giờ sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt ngoại khóa để mời các em đến tham vấn tâm lý.
Đối với hình thức tham vấn tâm lý, hình thức tham vấn qua điện thoại và mạng xã hội được đánh giá cao nhất với (2.40 điểm), kế đến là tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý (2.28 điểm), xếp thứ ba là hình thức tham vấn thơng qua hộp thư của nhà trường (2.10 điểm), hai hình thức xếp cuối cùng lần lượt là mọi nơi (2.06 điểm) và thơng qua các kênh bên ngồi (2.03 điểm). Như vậy xét theo thứ tự điểm trung bình các hình thức tham vấn tâm lý, chuyên viên tham vấn tâm lý nên lựa chọn hình thức tham vấn tâm lý qua mạng xã hội hoặc điện thoại và tham vấn trực tiếp là những hình thức phổ biến để tham vấn cho học sinh. Hạn chế việc tham vấn qua hộp thư, hay các kênh bên ngoài khi thực hiện tham vấn cho học sinh.
Như vậy, đối với các em học sinh THPT thời điểm và hình thức tham vấn ít quan trọng trong cơng tác tham vấn tâm lý cho các em. Tuy nhiên chuyên viên tham vấn tâm lý nên chọn khung giờ ngoài giờ học, kế đến là trong giờ học để tham vấn cho học sinh, nên lựa chọn hình thức tham vấn qua mạng xã hội hoặc điện thoại, kế đến là hình thức tham vấn trực tiếp tại phịng tham vấn tâm lý.
Tóm lại, qua kết quả khảo sát nhu cầu của học sinh THPT về đội ngũ, thời điểm và hình thức tham vấn tâm lý cho thấy theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải, các em học sinh mong muốn được tham vấn bởi chuyên viên tham vấn tâm lý của trường học, chuyên gia tâm lý bên ngoài; các em muốn được tham vấn qua mạng xã hội hoặc điện thoại, tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý; vào các thời điểm giờ ra về, cuối tuần, hoặc trong giờ học.
3.5. Yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT