Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá thực trạng từng nhóm nhu cầu của học sinh THPT
3.2.3. Những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội
Bảng 3.9. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT
STT Nhu cầu ĐTB ĐLC
1 Được tham gia các lớp học về giao tiếp trong trường
học hoặc hướng dẫn cách giao tiếp hiệu quả
2.97 0.63
2 Được định hướng trong giao lưu, kết bạn trực tiếp
hoặc trên mạng xã hội
2.90 0.64
3 Được cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản để
biết giao tiếp, duy trì mối quan hệ xã hội, …
2.99 0.65
Trung bình 2.95 0.64
Bảng 3.9 cho kết quả ĐTB = 2.95 và ĐLC = 0.64 tương ứng với mức cần thiết trong thang đánh giá. Kết quả này cho thấy các em học sinh THPT đánh giá nhu cầu được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội là cần thiết. Để làm rõ hơn nhu cầu được hỗ trợ này của học sinh, chúng tôi đặt ra câu hỏi “Em cần hỗ trợ gì trong giao tiếp với những người ngồi xã hơi” và thu được ý kiến của học sinh N.V.A - Lớp 10, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh như
63
sau: “Cấp II em ở chung với bên nội và học ở quận khác, đến cấp 3 ba mẹ em dọn
ra ở riêng nên em chuyển sang quận Bình Tân. Vào trường này em khơng quen bạn nào nên phải làm quen gần như lại từ đầu. Em khơng nghĩ mình là người hướng ngoại và hoạt bát nên nhiều khi không biết bắt chuyện, làm quen…”. Một ý kiến
khác của em T.T.T.V - Lớp 12, Trường THPT An Lạc: “Năm lớp 10 và 11 em có gặp rắc rối với nhóm bạn của em. Đại khái cũng là chuyện con gái thơi, nói qua nói lại rồi em bị mang tiếng là đi nói xấu nên các bạn có tẩy chay em. Thời gian đó em bị khủng hoảng lắm nhưng khơng biết nên nói chuyện này với ai. Từ từ thì em cũng vượt qua được và chơi với những người bạn mới”. Có thể thấy các kết quả phỏng
vấn định tính phần nào làm rõ hơn về nhu cầu trong tương tác xã hội của các em học sinh. Các em cần hướng dẫn để có các kỹ năng ứng xử phù hợp.
3.2.4. Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình
Bảng 3.10. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình của học sinh THPT
STT Nhu cầu ĐTB ĐLC
1 Được kết nối với cha mẹ, thầy cơ và chính bản thân
em
2.87 0.71
2 Được hướng dẫn cách giao tiếp hiệu quả với những
người thân, …
2.83 0.70
3 Được cung cấp đầy đủ các vấn đề của gia đình trong
đời sống hiện đại, …
2.85 0.70
Trung bình 2.85 0.70
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy học sinh THPT đánh giá nhu cầu được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình là 2.85 điểm, ĐLC = 0.70, tương ứng với mức cần thiết trong thang đánh giá. Để làm rõ hơn những nhu cầu được hỗ trợ trong giao tiếp với gia đình chúng tơi đã hỏi hai em học sinh câu hỏi “Em cần hỗ trợ như thế nào để cải thiện giao tiếp gia đình”, chúng tơi ghi nhận ý kiến sau của hai em học sinh. Học sinh .V.A - Lớp 10, Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Năm nay dịch COVID hầu hết mọi người đều ở nhà nhưng do bố mẹ em đều
64
gia vào đội ngũ hậu cần tại khu cách ly nên đi có khi mấy tuần mới về. Bình thường gia đình em đã ít nói chuyện rồi mà nay lại càng khơng có cơ hội. Cịn mẹ em thì nhiều lúc về nhà trời tối mà lại mệt nữa nên có lúc cáu gắt với em làm em rất buồn”. Còn em T.T.T.V - Lớp 12, Trường THPT An Lạc: cho biết: “Em chỉ mong mẹ hiểu em hơn, mẹ em khá khó tính và hầu như khơng cho em đi chơi. Mẹ nói nên tập trung học cho tốt để vào một đại học thì mới có tương lai. Em biết mẹ lo cho em nhưng em cũng mong mẹ hiểu em hơn. Em chỉ mong có cơ hội để mẹ con được nói chuyện và mẹ lắng nghe em”. Kết quả nghiên cứu làm rõ hơn thực
trạng giao tiếp gia đình hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn COVID mà trong đó hầu như khơng có sự kết nối giữa hai thế hệ. Điều này có thể lý giải do văn hóa Việt Nam và điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tương tác của cha mẹ và con cái trong gia đình. Kết quả này gợi ý đến việc xây dựng các chương trình tập huấn hoặc chun đề nói chuyện cho chính phụ huynh về các chủ đề như “Làm
bạn với con”, “Hiểu điều con muốn”.