Nhóm khó khăn trong giao tiếp với gia đình

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 67)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng những khó khăn của học sinh THPT

3.1.4. Nhóm khó khăn trong giao tiếp với gia đình

Bảng 3.4. Đánh giá khó khăn trong giao tiếp với gia đình của học sinh THPT

STT Khó khăn ĐTB ĐLC

1 Khó khăn khi bày tỏ quan điểm, giao tiếp với cha mẹ,

người thân

2.77 0.80

2 Khó khăn khi giữ mối liên hệ với cha mẹ, người thân 2.66 0.77

3 Khó khăn khi muốn tìm kiếm sự trợ giúp 2.72 0.75

Trung bình 2.72 0,77

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy ĐTB của nhóm khó khăn này là 2.72 và ĐLC = 0.77 tương ứng với mức khó khăn trong thang đánh giá. Giống với nhóm khó khăn trong giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội khác, các em học sinh THPT trong một số tình huống vẫn cần sự hỗ trợ của người lớn, tuy nhiên đa phần các khó khăn trong giao tiếp, trong mối quan hệ gia đình đã được các em giải quyết ở lứa tuổi trước. Cơ N.H.N, chun viên TLHĐ trường THPT Bình Hưng Hịa chia sẻ: “Khi

mình tổ chức các chương trình chuyên đề hướng nghiệp cho các em học sinh, mình nhận ra được nhiều em đã có dự định về tương lai. Các em đã chọn được nghề mình muốn làm, trường mình muốn học nhưng khi hỏi đến thì nhiều em khơng muốn nói

57

với gia đình vì gia đình có những nguyện vọng khác. Các em cũng ngại trong việc chia sẻ với cha mẹ”.

Nhiệm vụ của chuyên viên tham vấn tâm lý ở đây chủ yếu là chỉ cho các em nhận thức rõ vị trí, vai trị của mình trong gia đình để các em có cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình qua đó giải quyết những khó khăn mà các em gặp phải ở vấn đề này.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)