Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 54 - 59)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Giai đoạn 1: nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận và xây dựng công cụ nghiên cứu từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá về các vấn đề được nghiên cứu.

a. Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh, xác định quan điểm định hướng và thao tác hóa khái niệm nghiên cứu;

b. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh.

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại trường học.

- Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh. - Thao tác hóa khái niệm nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh.

c. Cách thức thực hiện

- Nghiên cứu tài liệu, văn bản.

2.1.2. Giai đoạn 2: điều tra thực trạng

Điều tra thực trạng tìm hiểu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh trung học phổ thông nhằm đề xuất một số khuyến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp tâm lý tại trường học.

a. Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh.

- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại trường học

b. Nội dung nghiên cứu

45

- Thu thập số liệu về thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh.

- Phân tích dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn về thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng trên cơ sở những dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận.

c. Cách thức thực hiện

- Bộ câu hỏi nghiên cứu bao gồm các phần: + Phần định lượng:

(1) thơng tin cá nhân của học sinh THPT; (2) khó khăn tâm lý của học sinh; (3) vấn đề học sinh muốn được hỗ trợ về mặt tâm lý để giải quyết các vấn đề khó khăn; (4) vấn đề liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn của học sinh; (5) những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn của học sinh.

+ Phần định tính: các chủ đề phỏng vấn ý kiến của học sinh, BGH và LLGD trong nhà trường về thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.

d. Các bước tiến hành

Cách thức thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra bảng hỏi

Bước 1: Điều tra thử

Sau khi thao tác hóa khái niệm và xây dựng được bảng hỏi định lượng, nghiên cứu viên đã mời 5 học sinh làm thử bảng hỏi trên tinh thần tự nguyện. Sau đó chúng tơi thu thập phản hồi cũng như góp ý của 5 học sinh trên và tiến hành điều chỉnh bảng hỏi.

Bước 2: Lập danh sách khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu viên sẽ liên hệ với giáo viên các trường để có danh sách liên lạc của học sinh. Sau đó nghiên cứu viên sẽ liên hệ với học sinh thông qua email, số điện thoại để mời vào nghiên cứu.

Bước 3: Điều tra chính thức

Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh. Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm 719 học sinh đang theo

46

học tại trường THPT. Nghiên cứu viên tiến hành xây dựng bảng hỏi online thông qua công cụ Google Form. Bảng hỏi online phải đảm bảo đầy đủ các nội dung như: giới thiệu khái quát về mục đích điều tra; giới thiệu khái quát về nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh; quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Link bảng hỏi online sẽ được gửi qua email đến học sinh đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

Bước 4: Thu thập bảng hỏi trả lời

Chỉ những bảng hỏi đã được hoàn thành 100% mới được tính và đưa vào nghiên cứu. Dữ liệu từ những bảng hỏi hợp lệ vào phần mềm SPSS phiên bản 20.0.

Bước 5: Kiểm định độ tin cậy của bảng hỏi

Độ tin cậy của bảng hỏi định lượng được kiểm định thông qua phép kiểm Cronbach alpha.

Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo của chúng tôi được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu

Thang đo Số biến

quan sát

Hệ số Cronbach alpha

Đánh giá thực trạng những khó khăn của học sinh 18 0.898

Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan

đến sự phát triển thể chất 3 0.846

Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan

đến hoạt động học tập 3 0.903

Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan

đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội 3 0.825

Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan

đến giao tiếp với gia đình 3 0.847

Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ

3 0.915

Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan

47

Như vậy các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu cho thấy độ tin cậy cao, phù hợp áp dụng trong bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam.

Cách thức thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn sâu

Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn.

Trước khi tiến hành phỏng vấn sâu, nghiên cứu viên chuẩn bị một số nội dung sau:

+ Chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ: máy ghi âm, dụng cụ ghi chép.

+ Chuẩn bị đề cương phỏng vấn: các câu hỏi phỏng vấn (sắp xếp theo trình tự nội dung phỏng vấn), thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn.

+ Chọn mẫu phỏng vấn: - 10 học sinh thpt - 5 cán bộ quản lý - 10 giáo viên phụ trách tham vấn học đường.

+ Chọn địa điểm phỏng vấn là phòng tham vấn tại trường. Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

+ Khi chính thức tiến hành phỏng vấn, nghiên cứu viên thực hiện một số nội dung sau:

- Khi tiến hành cuộc phỏng vấn phải tuân theo trình tự nhất định: giới thiệu mở đầu, nói rõ về mục đích phỏng vấn, việc tuyệt đối đảm bảo bí mật cá nhân cho người được phỏng vấn; tiến hành phỏng vấn.

- Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn đảm bảo nội dung hỏi nhưng có thể thay đổi trình tự hỏi các câu hỏi và cách diễn đạt các câu hỏi. Người trả lời phỏng vấn cũng có quyền từ chối trả lời một số câu hỏi hoặc trả lời khơng theo trình tự câu hỏi của người phỏng vấn.

- Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có sử dụng một số câu hỏi mang tính triển khai, mở rộng, hoặc đào sâu dành cho mỗi khách thể cụ thể. Phỏng vấn có thể được linh động, mềm dẻo tuỳ theo mạch của câu chuyện của từng khách thể được phỏng vấn. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn.

Bước 3: Xử lý dữ liệu phỏng vấn

Sau cuộc phỏng vấn, nghiên cứu viên tiến hành giải băng các cuộc phỏng vấn sâu và hệ thống lại nội dung các cuộc phỏng vấn. Sau đó tiến hành đánh giá

48

chất lượng cuộc phỏng vấn, ví dụ như cuộc phỏng vấn diễn ra thế nào? Người được phỏng vấn nói nhiều hay ít, hợp tác ra sao? Nội dung phỏng vấn sẽ được xử lý nhằm phân tích rõ hơn thực trạng nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh và nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.

2.1.2. Địa bàn và mẫu nghiên cứu

2.1.2.1. Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được triển khai tại các trường THPT trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: THPT Nguyễn Hữu Cảnh, THPT Bình Tân và THPT An Lạc.

2.1.2.2. Mẫu nghiên cứu

Mẫu của nghiên cứu này là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Mẫu điều tra bằng bảng hỏi định lượng chính thức bao gồm: 719 học sinh. Đặc điểm khách thể nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Đăc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Số lượng % TrườngTHPT Nguyễn Hữu Cảnh 222 30.9 Bình Hưng Hịa 214 29.8 An Lạc 283 39.4 Lớp 10 219 30.5 11 240 33.4 12 260 36.2 Giới Nữ 376 52.3 Nam 343 47.7 Xếp loại học tập Yếu 4 .6 Trung bình 126 17.5 Khá 377 52.4 Giỏi 208 28.9 Xuất sắc 4 .6

49

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)