Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá thực trạng từng nhóm nhu cầu của học sinh THPT
3.2.6. Những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản
Bảng 3.12. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân của học sinh THPT
STT Nhu cầu ĐTB ĐLC
1 Được định hướng các kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi 3.06 0.68
2 Được định hướng chọn ngành nghề phù hợp với bản thân 3.26 0.71
3 Được tiếp cận, trải nghiệm với các kỹ năng xã hội. 3.17 0.67
Trung bình 3.16 0,69
Nhìn chung, các em học sinh THPT đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý ở mức cần thiết. Trong đó hai nhóm nhu cầu được các em học sinh đánh giá cao nhất đó là nhu cầu hỗ trợ những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân và nhu cầu hỗ trợ những vấn đề liên quan đến học tập. Độ tuổi THPT, đặc biệt là lớp 12 đánh dấu việc các em học sinh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Trong giai đoạn này các em học sinh cần phải được hỗ trợ tốt nhất về các nội dung như chọn lựa nghề nghiệp, đặc điểm của bản thân. Khi được hỏi “Em cần hỗ trợ gì
để phát triển sau khi tốt nghiệp THPT”, chúng tôi ghi nhận ý kiến của học sinh
66
không biết năm nay mình sẽ thi thế nào, và liệu rằng các ngành sẽ tuyển sinh ra sao… nói thật là đến giờ này em vẫn chưa chọn được trường mình muốn học nữa cơ ạ”. Một ý kiến khác của em sinh N.V.A Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Có nhiều lúc thật sự em cảm thấy mông lung lắm, em không biết em thật sự muốn làm gì sau khi tốt nghiệp. Gia đình em thì ln nói em là ngành giáo viên sẽ ổn định nhưng bản thân em khơng biết mình có hợp khơng nhưng em khơng thích rồi đó. Em chỉ mong là được hỗ trợ để hiểu hơn về bản thân mình”. Từ kết quả này cho thấy,
có rất nhiều học sinh có nhu cầu được hiểu hơn về mình, để trả lời cho câu hỏi “tôi
là ai?”. Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát và kết quả nghiên cứu lý luận.