Nhóm khó khăn trong học tập

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 - 65)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng những khó khăn của học sinh THPT

3.1.2. Nhóm khó khăn trong học tập

Bảng 3.2. Đánh giá khó khăn trong học tập của học sinh THPT

STT Khó khăn ĐTB ĐLC

1 Nhóm khó khăn khi khơng xác định được phương

hướng trong học tập 3.04 0.73

2 Khó khăn trong tiếp thu nội dung bài học 3.05 0.71

3 Khó khăn trong việc tìm kiếm các phương pháp học

tập hiệu quả 3.10 0.74

54

Đánh giá những khó khăn trong học tập của học sinh THPT cho ĐTB = 3.06 và ĐLC = 0.73, với điểm trung bình trên cho thấy đa phần học sinh THPT cho biết các em gặp khó khăn trong học tập. Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy trong 03 khó khăn trong nhóm học tập được khảo sát, khó khăn trong việc tìm kiếm các phương pháp học tập hiệu quả có điểm trung bình cao nhất. Trong quá trình học tập, các em được tiếp xúc rất nhiều phương pháp học tập khác nhau qua các môn học, giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn các em sử dụng những phương pháp học tập ấy, vai trò của chuyên viên tham vấn tâm lý ở đây là giúp các em xác định những đặc điểm của bản thân để chọn ra phương pháp học tập phù hợp nhất.

Học sinh N.T.P, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Em năm nay bước vào năm cuối nhưng từ đầu năm đến giờ chỉ học online, em gặp khó khăn rất nhiều với mơn Tốn. Năm nay thi tốt nghiệp làm em rất hoang moang”. Bên cạnh

đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động học tập của các em học sinh trên cả nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều sự thay đổi. Các em học sinh không thể đến trường tham gia học tập trực tiếp mà chuyển sang hình thức học tập online, đòi hỏi các em thay đổi những phương pháp học tập truyền thống, tìm kiếm thêm những phương pháp học tập mới để thích nghi với hồn cảnh hiện tại. Điều này cũng góp phần tạo nên những khó khăn trong việc tìm kiếm các phương pháp học tập của học sinh hiện nay.

Ngồi ra, khó khăn trong học tập của học sinh THPT rất đa dạng, có thể phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của thầy cô, phương pháp học tập của cá nhân, tình trạng sức khỏe tinh thần của các em trong quá trình học, các phẩm chất chú ý, tập trung, ghi nhớ… cũng ảnh hưởng đến vấn đề này. Đồng thời đối với học sinh THPT, hoạt động học tập và hướng nghiệp được xem là hoạt động chủ đạo và chi phối toàn bộ đời sống của các em, việc xác định nghề nghiệp tương lai ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định phương hướng trong học tập của các em. Vì vậy để hỗ trợ các em giải quyết khó khăn trong học tập nhà tham vấn tâm lý cần chú trọng đến cơng tác hướng nghiệp và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em.

55

Do đề tài thực hiện trong thời điểm giãn cách xã hội - ảnh hưởng dịch Covid- 19 nên khách thể tham gia khảo sát đều cho rằng việc học trực tuyến gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để có cái nhìn khái qt và đa chiều hơn về vấn đề này, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 2 học sinh. Cụ thể với câu hỏi: “Nếu bình thường đi học ở

trường, em có gặp khó khăn trong học tập không”. Học sinh N.V.A - Lớp 10,

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Thực ra là do sự khác nhau giữa học

cấp 2 và học cấp 3 nên em chưa thích nghi kịp với khối lượng kiến thức khá nhiều. Với lại, một phần do thầy cô, bạn bè lạ nữa nên em nghĩ em sẽ gặp khó khăn. Riêng với việc học qua công nghệ em thấy cũng bình thường vì em khơng gặp khó khăn lắm ở việc dùng nó cho việc học, …”. Học sinh T.T.T.V - Lớp 12, Trường THPT

An Lạc cho biết thêm: “Với lớp 12 thì việc học rất áp lực vì phải học để thi tốt nghiệp, đại học, …Em chưa hình dung phải cân đối thế nào để đảm bảo các mục tiêu học tập mà ba mẹ, thầy cô hay nhắc em, …”. Từ kết quả phỏng vấn này cho

thấy, dù học trực tuyến hay trực tiếp thì học sinh THPT cũng gặp khơng ít những khó khăn trong q trình học tập. Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát và kết quả nghiên cứu lý luận.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)