Nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo khối lớp

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 77 - 79)

Nhu cầu của học sinh theo lớp ĐTB ĐLC Sig của kiểm

nghiệm Anova Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất 10 2.77 0.62 0,000 11 2.92 0.56 12 2.85 0.54

Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập

10 2.97 0,62

0.009

11 3.13 0.57

12 3.03 0.56

Những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

10 2.88 0.61

0.085

11 3.01 0.59

12 2.96 0.59

Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình

10 2.67 0.63

0.000

11 2.97 0.70

12 2.88 0.64

Những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ

10 2.81 0.61

0.000

11 3.04 0.66

68

Những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân

10 3.04 0.59

0.000

11 3.22 0.62

12 3.22 0.67

Nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh xét theo khối lớp được so sánh từ kết quả của 219 học sinh lớp 10, 240 học sinh lớp 11 và 260 học sinh lớp 12 tham gia khảo sát. Nhìn chung nhu cầu của học sinh ở các khối lớp khác nhau có sự khác nhau, cụ thể:

So sánh điểm số trung bình ở từng nhu cầu của học sinh thuộc ba khối 10,11 và 12 ở bảng 3.14 cho thấy nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh lớp 11 là cao nhất, kế đến là học sinh lớp 12 và cuối cùng là học sinh lớp 10 đối với các nhu cầu được hỗ trợ về “những vấn đề liên quan đến học tập”, “những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất”, “những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội”; “những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân”, “những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình”. Điều này có thể lý giải do học sinh lớp 11 là các em chịu ảnh hưởng trong thời gian dài nhất của dịch COVID. Dịch COVID bùng phát khi các em học lớp 10 (năm 2020) và kéo dài đến thời điểm 2021. Trong suốt hai năm qua, các hoạt động học tập, sinh hoạt, tương tác xã hội và gia đình của các em hầu như bị ảnh hưởng rất nhiều.

Đối với “những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ”, nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh lớp 12 xếp thứ nhất, kế đến là học sinh lớp 11 và cuối cùng là học sinh lớp 10.

Bên cạnh đó các giá trị Sig của kiểm nghiệm Anova ở bảng 3.14 đều bé hơn 0.05 ngoại trừ nhu cầu được hỗ trợ về “những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội” với Sig = 0.085, điều này có nghĩa là xét về mặt thống kê, học sinh lớp 10, 11 và 12 có sự khác biệt ý nghĩa về nhu cầu được hỗ trợ “những vấn đề liên quan đến học tập”, “những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình”, “những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ” và khơng có sự khác biệt ý nghĩa ở “những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội”. Ngoài ra đối với “những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất” và

69

“những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân” vì phương sai không đồng nhất không thể sử dụng kiểm nghiệm Anova, người nghiên cứu sử dụng kiểm nghiệm Welch cho sig của hai nhóm nhu cầu trên lần lượt là 0.027 và 0.001 (<0.05), như vậy có sự khác biệt ý nghĩa giữa điểm trung bình của học sinh các khối khi đánh giá hai nhóm nhu cầu này.

Tóm lại học sinh các lớp 10, 11 và 12 có sự khác biệt về nhu cầu trợ giúp tâm lý, ngoại từ “những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội”. Trong đó, lớp 11 là khối lớp có nhu cầu được hỗ trợ cao nhất, kế đến là học sinh lớp 12 và cuối cùng là học sinh lớp 10. Với kết quả trên, nhà tham vấn tâm lý cần lưu ý đến yếu tố khối lớp trong quá trình lên kế hoạch tham vấn tâm lý cho học sinh trong năm học.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)