Đánh giá nhu cầu của học sinh về đội ngũ, hình thức hỗ trợ

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 84 - 87)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá nhu cầu của học sinh về đội ngũ, hình thức hỗ trợ

3.4.1. Nhu cầu của học sinh về đội ngũ tham gia

Bảng 3.17. Đánh giá nhu cầu về đội ngũ tham gia trợ giúp tâm lý của học sinh THPT

STT Thành phần ĐTB ĐLC

1 Các thầy cô giáo trong nhà trường (giáo viên chủ

nhiệm, giáo viên bộ môn, …)

2.36 0.99

2 Thầy cô là chuyên viên tâm lý 2.81 0.99

3 Là các nhà tâm lý hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý

bên ngoài

2.66 1.03

Trung bình 2.61 1.00

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy đối với học sinh THPT, các em có quan tâm đến đội ngũ tham gia hỗ trợ tâm lý. Với ĐTB = 2.61 và ĐLC = 1.00 cho thấy học sinh đánh giá đội ngũ tham gia ở mức quan trọng so với thang đánh giá. Tuy nhiên với độ lệch chuẩn lớn cho thấy sự phân tán điểm số lớn, điều này có nghĩa là có nhiều đánh giá khác nhau đối với đội ngũ tham gia.

Các em học sinh THPT đánh giá đội ngũ tham gia hỗ trợ tâm lý là các thầy cô chuyên viên tâm lý với số điểm cao nhất 2.81, kế đến là các nhà tâm lý từ các trung tâm tư vấn tâm lý bên ngoài với điểm số là 2.66, điểm trung bình của cả hai nhóm này đều thuộc mức quan trọng so với thang đánh giá. Trong khi đó đội ngũ tham gia là các thầy cơ giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm chỉ được học sinh đánh giá 2.36 điểm, thuộc mức ít quan trọng so với thang đánh giá. Điều này cho thấy các em mong muốn được nhận sự hỗ trợ từ đội ngũ có chun mơn về lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là chuyên viên tham vấn của trường học hơn là các thầy cô giáo

75

đang dạy học trong nhà trường. Một em học sinh trường THPT An Lạc (vừa là chuyên viên TLHĐ vừa là giáo viên bộ môn GDCD) cho biết: “Trường em có phịng tâm lý do cô S dạy giáo dục công dân phụ trách, nhưng cô hiện đang dạy em nên em rất ngại khi nói chuyện với cơ. Nhiều khi em gặp khó khăn trong các mơn học hay bức xúc với thầy cô khác thì đâu dám nói sợ cơ khơng giữ kín thì mệt lắm…”. Ý kiến này cho thấy cần có sự tách bạch vai trò giữa giáo viên đứng lớp và

chuyên viên tâm lý để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ tâm lý cho học sinh cũng như đạo đức nghề nghiệp.

3.4.2. Nhu cầu của học sinh về đặc điểm của người làm tham vấn

Bảng 3.18. Đánh giá nhu cầu về đặc điểm của người làm tham vấn của học sinh THPT

STT Đặc điểm ĐTB ĐLC

1 Giới tính 1.89 1.07

2 Độ tuổi 1.89 1.03

3 Có trình độ chun mơn và kinh nghiệm về tâm lý

lứa tuổi (tốt nghiệp ngành tâm lý học, …)

2.99 1.05

4 Có mối quan hệ thân thiết với học sinh 1.94 1.05

Trung bình 2.17 1.05

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy học sinh ít chú trọng đến đặc điểm của người làm công tác tham vấn tâm lý với điểm trung bình 2.17. Tuy nhiên, với độ lệch chuẩn là 1.05 cho thấy sự phân tán lớn về điểm số ở vấn đề này, nghĩa là có nhiều sự đánh giá khác nhau của học sinh đối với đặc điểm của người làm công tác tham vấn tâm lý.

Các yếu tố như độ tuổi, giới tính, có mối quan hệ thân thiết với học sinh đều được học sinh đánh giá ở mức ít quan trọng. Tuy nhiên yếu tố trình độ chun mơn và kiến thức về tâm lý lứa tuổi mà cụ thể là tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học lại được các em đánh giá ở mức quan trọng với ĐTB là 2.99, với ĐLC là 1.05 cho thấy nhiều học sinh còn đánh giá đặc điểm này là rất quan trọng đối với một người làm công tác tham vấn tâm lý cho học sinh.

76

Tóm lại, học sinh THPT mong muốn người làm công tác tham vấn tâm lý là người tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học, có chun mơn, kinh nghiệm về tâm lý lứa tuổi, các yếu tố khác ít quan trọng.

3.4.3. Nhu cầu của học sinh về thời điểm/hình thức trợ giúp

Bảng 3.19. Đánh giá nhu cầu của học sinh THPT về thời điểm và hình thức trợ giúp

STT Thời điểm/hình thức tham vấn ĐTB ĐLC

1 Mọi lúc, mọi nơi (khi nào học sinh cần là có người

giúp, …)

2.06 1.01

2 Tại phòng tham vấn tâm lý của nhà trường 2.28 1.03

3 Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm hoặc giờ hoạt động

ngoại khóa

1.91 0.95

4 Trong giờ học để tránh các bạn/người khác biết 2.26 1.07

5 Ngoài giờ học (giờ ra về, ngày cuối tuần, … 2.30 1.02

6 Thông qua điện thoại hoặc mạng xã hội 2.40 1.01

7 Thông qua hộp thư của nhà trường 2.10 1.02

8 Thơng qua các kênh khác bên ngồi: trung tâm bên

ngồi, truyền hình, báo chí, …

2.03 0.99

Trung bình 2.16 1.01

Nhìn chung học sinh THPT ít chú trọng đến thời điểm hay hình thức tham vấn tâm lý, với kết quả ở bảng 3.19 cho thấy ĐTB mà học sinh đánh giá về vấn đề này là 2.16, thuộc mức ít quan trọng khi so sánh với thang đánh giá. Tuy nhiên độ lệch chuẩn 1.01 cho thấy sự phân tán cao về điểm số, điều này cho thấy có nhiều đánh giá khác nhau về thời điểm và hình thức tham vấn. Cụ thể:

Đối với thời điểm tham vấn, thời điểm ngoài giờ học được các em đánh giá cao nhất trong các thời điểm được khảo sát (2.30 điểm), kế đến là tham vấn trong giờ học (2.26 điểm), xếp thứ ba là tham vấn mọi lúc khi em cần (2.06 điểm), tham vấn trong thời gian sinh hoạt chủ nhiệm hoặc giờ hoạt động ngoại khóa được các em đánh giá điểm thấp nhất (1.91 điểm). Mặc dù tất cả các thời điểm trên đều thuộc mức ít quan trọng khi so sánh với thang đánh giá, tuy nhiên qua so sánh điểm số các thời điểm cho thấy chuyên viên tham vấn tâm lý nên chọn các giờ ra về, ngày cuối tuần hoặc giờ học

77

để thực hiện tham vấn tâm lý cho học sinh, nên hạn chế sử dụng giờ sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt ngoại khóa để mời các em đến tham vấn tâm lý.

Đối với hình thức tham vấn tâm lý, hình thức tham vấn qua điện thoại và mạng xã hội được đánh giá cao nhất với (2.40 điểm), kế đến là tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý (2.28 điểm), xếp thứ ba là hình thức tham vấn thơng qua hộp thư của nhà trường (2.10 điểm), hai hình thức xếp cuối cùng lần lượt là mọi nơi (2.06 điểm) và thơng qua các kênh bên ngồi (2.03 điểm). Như vậy xét theo thứ tự điểm trung bình các hình thức tham vấn tâm lý, chuyên viên tham vấn tâm lý nên lựa chọn hình thức tham vấn tâm lý qua mạng xã hội hoặc điện thoại và tham vấn trực tiếp là những hình thức phổ biến để tham vấn cho học sinh. Hạn chế việc tham vấn qua hộp thư, hay các kênh bên ngoài khi thực hiện tham vấn cho học sinh.

Như vậy, đối với các em học sinh THPT thời điểm và hình thức tham vấn ít quan trọng trong cơng tác tham vấn tâm lý cho các em. Tuy nhiên chuyên viên tham vấn tâm lý nên chọn khung giờ ngoài giờ học, kế đến là trong giờ học để tham vấn cho học sinh, nên lựa chọn hình thức tham vấn qua mạng xã hội hoặc điện thoại, kế đến là hình thức tham vấn trực tiếp tại phịng tham vấn tâm lý.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát nhu cầu của học sinh THPT về đội ngũ, thời điểm và hình thức tham vấn tâm lý cho thấy theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải, các em học sinh mong muốn được tham vấn bởi chuyên viên tham vấn tâm lý của trường học, chuyên gia tâm lý bên ngoài; các em muốn được tham vấn qua mạng xã hội hoặc điện thoại, tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn tâm lý; vào các thời điểm giờ ra về, cuối tuần, hoặc trong giờ học.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)