Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 70 - 72)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá thực trạng từng nhóm nhu cầu của học sinh THPT

3.2.2. Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập

Bảng 3.8. Đánh giá nhu cầu trợ giúp những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập của học sinh THPT

STT Nhu cầu ĐTB ĐLC

1 Được trang bị các vấn đề liên quan để học tốt hơn:

định hướng cách thức học tập, phương pháp học tập hiệu quả

3.06 0.66

2 Được định hướng tham gia các hoạt động bổ trợ cho

hoạt động học tập: trải nhiệm, vui chơi

61

3 Được tư vấn về sự phù hợp của bản thân với các môn

học thuộc thế mạnh

3.07 0.65

Trung bình 3.05 0.64

Với ĐTB = 3.05 và ĐLC = 0.64 cho thấy học sinh THPT đánh giá nhu cầu được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập ở mức cần thiết. Kết quả này hồn tồn tương thích với kết quả nghiên cứu về các khó khăn học sinh THPT gặp phải. Bên cạnh đó, khung lý thuyết cũng đã khẳng định với học sinh THPT thì vấn đề học tập luôn được các em học sinh quan tâm vì nó gắn với tương lai của các em. Việc học ba năm thế nào để đạt kết quả cao phục vụ cho việc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng… Hay do sự thay đổi môi trường học tập, tính chất các mơn học cũng là các vấn đề gây khó khăn cho các em nên các em cần được định hướng hay trang bị các cách thức học tập hiệu quả. Mặt khác, do tinh hình dịch COVID trong hai năm qua, hầu như các em học sinh bị gián đoạn việc học liên tục, nên sự kết nối giữa các em với GV còn nhiều hạn chế.

Kết hợp với phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu sâu hơn vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một giáo viên ở Trường THPT An Lạc và một Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, với câu hỏi: “Theo thầy thì học sinh

lớp nào ở bậc THPT gặp nhiều khó khăn trong học tập. Mặt khác thầy nghĩ học sinh cần giáo viên - đặc biệt là giáo viên tâm lý ưu tiên hỗ trợ các em?”. Thầy

T.V.T - Trường THPT An Lạc cho biết: “Thực ra lên cấp III rồi thì các em học sinh

khơng cịn “khó chịu” như lúc lớp 8, lớp 9 vì các em đã trưởng thành hơn nhiều. Đa số các em tập trung vào việc học. Chính vì thế mà nhiều em cảm thấy bị áp lực và khơng tìm được phương pháp học tập hiệu quả. Thiết nghĩ, ngoài giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn thì các nhà tham vấn tâm lý nên hỗ trợ các em về hướng dẫn các kỹ thuật học tập hiệu quả”. Cô T.D.T - Phó hiệu trường Trường THPT

Nguyễn Hữu Cảnh cũng có cùng quan điểm: “Việc học là nhiệm vụ rất quan trọng

với học sinh cấp III - vì vừa học vừa phải có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Ngay từ lớp 10 các em phải được định hướng và hướng dẫn học tập, nghề nghiệp, … Trường phổ thông rất cần các thầy cô là các nhà tham vấn tâm lý chuyên

62

nghiệp để có thể làm việc này. Quan trọng hơn là giúp các em có phương pháp học tập hiệu quả, định hướng tương lai hiệu quả, …” Ngồi ra, nghiên cứu của chúng

tơi được thực hiện ở học sinh THPT là giai đoạn quan trọng nhất, chuẩn bị bước vào đời. Ý kiến của em L.T.T.H, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh cho biết: “Từ năm 2020 đến giờ hầu như thời gian em học ở nhà vì dịch COVID, em cũng khơng biết cảnh này sẽ kéo dài bao lâu nên em lo lắm. Năm nay thi cuối cấp rồi mà bây giờ em tồn tự ơn, khơng đi học được. Em biết thầy, cơ cũng bận vì dạy online và khơng thể hỗ trợ hết mọi người nhưng nhiều khi em cần sự hỗ trợ thì khơng biết hỏi ai”. Các

kết quả nghiên cứu định lượng và định tính trên cho thấy cần có sự hỗ trợ hoặc các chuyên đề tập huấn về dạy và học online hiệu quả cho cả thầy cơ và học sinh. Ngồi ra, cần dự phịng tình huống thành phố Hồ Chí Minh cho phép đi học tại trường trở lại, đến lúc này cả GV và HS cũng cần được hỗ trợ để làm quen lại với nhịp sinh học và tương tác trực tiếp trên lớp.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TRỢ GIÚP TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)