6.1. Ý nghĩa lý luận.
Luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống khái niệm trong nghiên cứu tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
Quá trình vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu giúp đề tài giải thích và kiểm chứng tính phù hợp và đúng đắn của lý thuyết Lựa chọn hợp lý, lý thuyết Vốn và mạng lưới xã hội trong thực tiễn Việt Nam (trường hợp Hà Nội)
Cung cấp tri thức lý luận mới cho lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành, tiếp cận nghiên cứu Xã hội học Y tế - Sức khỏe, Xã hội học Đô thị, Xã hội học Nơng thơn và Xã hội học Chính sách.
Nghiên cứu “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ
nơng thơn vào thành phố”giúp nhận diện các yếu tố tác động đến quá trình tiếp
cận và sử dụng DVYT tại nơi cư trú mới đối với những người nhập cư tại đô thị trên cơ sở phân tích thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của họ. Nghiên cứu cũng đóng góp thêm các bằng chứng thực tiễn về các yếu tố hạn chế, là rào cản gây khó khăn trong q trình tiếp cận DVYT. Mặt khác nghiên cứu cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp của chính sách chăm sóc sức khỏe mà cụ thể là BHYT đối với người nhập cư đô thị. Thông tin thu được từ PVS và TLN là cơ sở dữ liệu phong phú để tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có ý nghĩa đối với việc làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị nhằm điều chỉnh chính sách kịp thời đảm bảo nhu cầu trong tiếp cận và sử dụng DVYT nhằm CSSK cho người nhập cư đô thị.
6.3. Hạn chế của luận án.
Luận án sử dụng bộ số liệu của Ngân hàng Thế giới nên không thể tránh khỏi những hạn chế khi phân tích số liệu để đáp ứng yêu cầu của luận án. Trong q trình thực hiện chúng tơi đã lọc và tách mẫu nghiên cứu nhằm đảm bảo thỏa mãn các điều kiện mà đề tài đặt ra. Mẫu nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của luận án là những người nhập cư đến từ khu vực nông thôn. Chúng tôi đã tách những người đến từ các khu vực đô thị như: Thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ để đảm bảo mẫu nghiên cứu sử dụng phân tích trong luận án là những người đến từ các tỉnh, mà ở đó dân số sống ở khu vực nơng thơn chiếm đại đa số. Từ 1.036 người nhập cư được phỏng vấn, chúng tơi đã tách và lọc cịn 648 là những người nhập cư đến Hà Nội từ năm 2010, khơng có người đến từ các đơ thị.
Dữ liệu để phân tích được thu thập từ trước, được thiết kế phục vụ cho các mục tiêu của “Khảo sát tình hình cư trú ở Việt Nam”, vì vậy có những thơng tin có thể chưa hồn tồn phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu này. Chúng tôi
cũng đã cố gắng khắc phục bằng thiết kế nghiên cứu định tính trong suốt thời gian làm luận án để giải thích rõ ràng các vấn đề nghiên cứu.