Lựa chọn phương án điều trị trong lần ốm đau gần nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 130 - 133)

Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016

Hơn một nửa số người nhập cư lựa chọn mua thuốc khi gặp các vấn đề sức khỏe thay vì đến CSYT để tiếp cận và sử dụng các DVYT. Trả lời câu hỏi “Vì sao lựa chọn tự điều trị thay vì đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ và các nhân viên y tế?”, những người nhập cư đưa ra ra rất nhiều lí do “sợ tốn

kém”, “khơng có tiền”, “ngại đi lại mất nhiều thời gian”, “bệnh cũng nhẹ”, “nhiều lần uống thuốc như thế này cũng khỏi rồi”, “khơng có BHYT”, “khám bằng BHYT cũng khỏi mà mua thuốc uống cũng khỏi”. Vẫn cịn 14,8% (hình 5.1)

người nhập cư khơng làm gì, để cho bệnh tự khỏi khi ốm đau. Dường như tâm lý coi nhẹ bệnh tật và ý thức chăm sóc sức khỏe kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ít hoặc khơng tiếp cận với hệ thống y tế khi gặp các vấn đề về sức khỏe của những người nhập cư.

“Khi ốm thì cũng đi khám, nhưng chưa ốm thì khơng nghĩ gì cả, mà ốm khơng đi làm được nhiều khi cũng tự nghỉ một hai hôm rồi lại đi làm. Thi thoảng cũng nghĩ là mình xem nhẹ bệnh tật, thấy có nhiều người khi phát hiện thì bệnh đã nặng, đã ở giai đoạn cuối rồi cũng thấy sợ nhưng cuộc sống đang khó khăn quá nên cũng chưa lo được…”

(PVS nữ, 35 tuổi, nhân viên văn phòng) 32.400% 52.2 14.800% .600% Gặp bác sĩ/đến CSYT Mua thuốc Khơng làm gì Tự chữa

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", do đó khám sức khỏe định kỳ là việc cần được ưu tiên. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người cho rằng chỉ cần đi khám khi nào cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi. Đây là một quan niệm sai lần và hết sức nguy hiểm. Trên thực tế có những người khi có các triệu chứng rõ rệt mới đi khám, khi đó bệnh đã ở giai đoạn cuối, lúc này việc điều trị sẽ gặp khó khăn và tốn kém. Trong tất cả các trường hợp PVS khơng có người nào đã từng đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ duy nhất 1 người có nghĩ đến việc đi khám sức khỏe định kỳ nhưng chưa có điều kiện thực hiện.

5.2.2. Khác biệt giới.

Trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với những người nhập cư chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong chăm sóc sức khỏe, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Nam giới thường ít đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh hơn nữ giới. Một trong các lý do nam giới đưa ra là ít để ý đến sức khỏe vì phải tập trung vào việc làm, khơng có tiền và khơng có bảo hiểm y tế. Một số ít những trường hợp khác nói rằng “họ cảm thấy

hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh nên khơng cần phải đi khám bệnh”

“Thì cứ thấy chả làm sao nên là khơng đi khám gì cả, đi làm suốt thế này làm sao mà đi khám được, đi khám lại phải nghỉ, nghỉ lại mất thu nhập, bị xoàng xoàng thì vài viên thuốc là khỏi...”

(PVS nam, 45 tuổi, công nhân) Trong số những người có sử dụng DVYT, tỷ lệ nam giới chọn CSYT là các bệnh viện tuyến trung ương chiếm 36,6%, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn là 39,4%. Có sự chênh lệch lớn trong lựa chọn các DVYT tư nhân giữa nam và nữ: 14,1% nam giới lựa chọn các DVYT tư nhân để khám chữa bệnh, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm nữ giới là 24,2% (hình 5.2). Khi được hỏi “trong hai nhóm: nhóm nam và nhóm nữ thì nhóm nào hay đến các CSYT hơn, và thường đến đâu?”. Một số các ý kiến cho rằng:

“Mấy bà là hay ốm vặt hơn, mệt mỏi là các bà hay ra chỗ tư nhân truyền chai nước, về là các bà lại khỏe ngay. Anh em chúng tơi ít đi khám hơn, có bị gì thì đến thẳng bệnh viện…”

(PVS nam, 40 tuổi, lái xe) Tỷ lệ lựa chọn DVYT ở Trạm y tế, bệnh viện quận/huyện, bệnh viện thành phố, hay bệnh viện tư nhân cũng có sự chênh lệch giữa nam và nữ nhưng không quá lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)