Đơn vị %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
Những người nhập cư lựa chọn các DVYT tại các CSYT tư nhân đều nói ưu điểm của những CSYT này là thủ tục nhanh gọn, các bước thực hiện khám hay tư vấn điều trị thường được bố trí liên tục hoặc các phịng liền kề, ít tốn thời gian và thủ tục không quá phiền hà. Tất cả những điểm này dường như phù hợp với những người có ít thời gian.
“Ra tư nhân cho nhanh khỏi thủ tục lằng nhằng, tư nhân thì nó đắt hơn đấy nhưng như thế cịn hơn vào chỗ nhà nước thì tha hồ mà đợi, đông như kiến cỏ…”
(PVS nam, 39 tuổi, lao động tự do) Hiện nay xu hướng “nữ hóa” trong q trình di cư đã thúc đẩy sự cần thiết các can thiệp và nghiên cứu về chăm sóc SKSS đối với phụ nữ di cư. Số nữ lao động nhập cư trong những năm qua luôn nhiều hơn so với nam giới do đặc trưng của những công việc ở đơ thị phù hợp hơn với nữ. Trong đó tỷ lệ phự nữ xuất cư từ nông thôn vào thành phố là chủ yếu, chiếm 71,3% phụ nữ nhập
15.5 15.5 21.1 36.6 8.5 14.1 7.00 7.6 23.5 12.9 39.4 7.6 24.2 6.1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Nam Nữ
cư đang làm việc tại đô thị. (Action Aid Việt Nam, 2011). Có một số mơ hình can thiệp nhằm cung cấp khiến thức và chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và các vấn đề có liên quan đến HIV cho nhóm phụ nữ di cư tại Hà Nội: trường hợp phường Phúc Xá, phường Phúc Tân, quận Ba Đình. Các dự án có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội thường tập trung can thiệp đối các vấn đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tiếp cận với các dịch vụ y tế với nhóm nữ di cư nhiều hơn là nam do các đặc thù của nhóm.
Có sự khác biệt về tình trạng BHYT giữa nam giới và nữ giới:
Trong nhóm có BHYT thì tỷ lệ nữ cao hơn nam giới: 80,9% nữ nhập cư tại Hà Nội có BHYT, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 72,4%.
Trong nhóm khơng có BHYT, tỷ lệ nữ thấp hơn với 19,1%, trong khi đó tỷ lệ nam giới là 27,6% (hình 5.3).