Tỷ lệ %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016
Hình 5.5 cho thấy những người có thu nhập cao trên 6 triệu/tháng (số này chiếm 14,3% trên tổng số người nhập cư trong mẫu phân tích) có xu hướng lựa chọn CSYT là các Bệnh viện tuyến Trung ương cao nhất với 28,6%. Những người có thu nhập thấp dần ở mức 3 – 6 triệu đồng/tháng có tỷ lệ chọn Bệnh viện tuyến trung ương thấp hơn một chút (33,3%), đứng sau nhóm người có cùng thu thập chọn KCB tại các bệnh viện tuyến quận/huyện. (37,5%). Những người có thu nhập ở mức thấp nhất dưới 3 triệu/tháng thì chỉ 18,2% chọn Bệnh viện tuyến Trung ương để khám và chữa bệnh. Rõ ràng thu nhập càng cao thì người nhập cư càng có xu hướng lựa chọn các Bệnh viện Trung ương khi đau ốm hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe.
Thu nhập không chỉ tác động đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư mà thu nhập thấp, tài chính khơng ổn định đã làm giảm các hành vi chăm
0 9.1 18.2 18.2 18.2 27.3 9.1 12.5 37.5 14.6 33.3 6.3 16.7 8.3 14.3 14.3 21.4 28.6 7.1 7.1 21.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Dưới 3 triệu/tháng Từ 3-6 triệu/tháng Trên 6 triệu/tháng
sóc sức khỏe tích cực như khám sức khỏe định kì, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế khi ốm đau và làm giảm cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng tại đơ thị.
“Mình đi làm thế này khơng có nhiều tiền đâu nên là rất sợ đau ốm. Em khơng có BHYT nên khơng dám đi khám bệnh ngoài tư nhân, cần lắm thì ra mua mấy viên thuốc ngoài hàng thôi. Em hay bị đau lưng nhưng chưa có tiền nên cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đi chữa bệnh…”
(PVS nữ, 37 tuổi, công nhân)
5.3.2 Chi phí y tế cao.
Chi phí khám chữa bệnh nếu khơng được thanh toán từ BHYT sẽ được lấy từ nguồn chi tiêu của cá nhân hoặc của gia đình người sử dụng dịch vụ. Trong khi thu nhập của nhóm người dân nhập cư từ nông thôn vào thành phố hiện nay được cho là thấp so với các chi phí cần thiết cho cuộc sống thì các chi phí y tế tại đơ thị lại được cho là đắt đỏ hơn khu vực nơng thơn. Ngồi các chi phí trực tiếp như tiền khám bệnh, tiền xét nghiệm, tiền mua thuốc điều trị và các vật tư y tế khác, người bệnh cịn phải chi phí các khoản tiền như tiền ăn uống, tiền đi lại và các chi phí phát sinh. Thu nhập cũng bị giảm sút bởi những ngày đau ốm phải điều trị khơng thể đi làm.`
Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm gần đây đã có nhiều cố gắng hướng đến BHYT tồn dân nhằm giảm chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cho các hoạt động chăm sóc y tế. Đặc biệt đối với những hộ gia đình nghèo, cận nghèo, những hộ gia đình có cuộc sống thiếu ổn định như những lao động nhập cư. Tỉ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình so với tổng chi cho các sinh hoạt khác càng lớn thì tính cơng bằng trong y tế càng thấp. Chi phí từ tiền túi làm cho các hộ gia đình phải cắt giảm các khoản chi cần thiết khác như chi cho thực phẩm, nhu yếu phẩm, quần
áo và các chi phí giáo dục khác cho con cái. Chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cũng có thể gây ra tình trạng nghèo hóa (impoor) khi chi trả trực tiếp cho y tế làm cho khả năng chi các khoản thiết yếu của hộ gia đình bị giảm xuống dưới ngưỡng nghèo đói (Bộ Y Tế - Báo cáo chung tổng quan ngành y tế, 2013).