Tỷ lệ có BHYT của người di cư và khơng di cư cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 91 - 94)

năm 2005 và 2015

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, 2015. 36.4 67.6 34.5 67.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Năm 2005 Năm 2015 Di cư Khơng di cư

Tỷ lệ có BHYT, nhất là BHYT tại nơi cư trú, là một trong những tiêu chí đánh giá việc tiếp cận và sử dụng các DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. Tỷ lệ bao phủ BHYT hiện nay đối với người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội là 77%, tỷ lệ này đối với người sở tại là 76,1%

(Phân tích số liệu HRS 2015/2016) cao hơn tỷ lệ có BHYT của người di cư tồn quốc .

Tiếp cận DVYT đối với bảo hiểm y tế trái tuyến

Nếu xét theo độ tuổi thì tỷ lệ người nhập cư có BHYT tại tỉnh thành khác khá cao ở nhóm trên 40 tuổi: 57,1%. Đây là nhóm trung niên, mà sức khỏe bắt đầu có dấu hiệu giảm sút và sẽ gặp khó khăn hơn khi tiếp cận các DVYT khi phải di chuyển đến tỉnh/thành phố khác nơi cư trú để KCB được chi trả từ BHYT. Thông tin từ các PVS cho thấy rất rõ điều này:

“BHYT của tơi thì khơng ở đây, nó ở q Thái Bình đấy, ốm đau q thì phải về q mà chữa thơi, về q thì cũng được nhưng gia đình mình ở đây rồi giờ mà mình về thì tốn kém, rồi chạy đi chạy lại cũng mệt, lại phải có người đi cùng mà con cái thì nó cũng bận học bận làm. Tơi thì 54 tuổi rồi, suốt ngày đau nhức xương khớp, đau đầu nọ kia, bị đau ốm thì khơng muốn đi chữa bệnh xa như thế…”

(PVS nữ, 54 tuổi, dịch vụ)

“Lúc trước nhà em ở Thái Nguyên thì em mua BHYT cho cả nhà ở đó, giờ mới chuyển xuống Hà Nội vài năm, BHYT vẫn mua như cũ, họ gửi qua chỗ nhà chị họ rồi chị chuyển cho em. Năm ngoái bố em ốm quá phải đưa về Thái Ngun điều trị vì có BHYT, em cứ phải ngược xi chăm sóc bố, đi lại tốn kém. Em chưa chuyển hộ khẩu về HN nên khơng biết có mua BHYT ở đây được khơng…. nhà em q Nghệ An ra Thái Nguyên ở, giờ về Hà Nội sống vì em

chuyển sang chỗ Canon làm rồi (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long)…”

(PVS nam 35 tuổi, công nhân) Đặc biệt, tỷ lệ nhóm nhập cư dưới 18 tuổi có BHYT rất cao (84,9%) nhưng 62,3 % trong số đó có nơi đăng ký khám chữa bệnh là ở tỉnh/thành phố khác (bảng 4.2). Việc di chuyển đến các tỉnh/thành phố khác nơi cư trú để khám chữa bệnh theo đăng ký BHYT đối với nhóm dưới 18 tuổi là một khó khăn lớn,khơng chỉ việc di chuyển xa ảnh hưởng đến sức khỏe mà bản thân các em phải nghỉ học hoặc cha mẹ hay người thân phải nghỉ làm việc để đưa các em đi khám chữa bệnh. Nếu KCB trái tuyến tại nơi cư trú là thành phố Hà Nội thì người nhập cư sẽ phải chấp mức hưởng thấp hơn BHYT đúng tuyến. Các phần chi còn lại sẽ được lấy từ tiền túi cá nhân.

Bảng 4.2 Tình trạng BHYT theo tuổi, giới tính và tình trạng di cư

Đơn vị: %

Giới tính Tuổi Chung

Nam Nữ ≤ 18 19 - 39 40+

Nhóm nhập cư

Khơng có BHYT 27.6 19.1 13.8 25.3 30.6 23.2 BHYT tại quận/huyện đang ở 30.6 33.2 21.0 38.4 6.1 32.0 BHYT tại quận/huyện khác 13.5 20.0 2.9 22.5 6.1 16.9 BHYT tại tỉnh thành khác 28.3 27.7 62.3 13.8 57.1 28.0

N 297 325 138 435 49 622

Nhóm sở tại

Khơng có BHYT 24.2 23.8 4.4 35.8 29.1 24.0 BHYT tại quận/huyện đang ở 48.8 49.5 72.8 33.9 44.0 49.1 BHYT tại quận/huyện khác 26.8 25.8 22.7 29.4 26.3 26.3 BHYT tại tỉnh thành khác 0.3 0.9 0.2 0.9 0.6 0.6

N 1095 1131 661 744 821 2226

Tỷ lệ có BHYT trong nhóm những người nhập cư từ nông thôn vào thành phố khá cao (77%) nhưng trong đó có tới 28% là BHYT trái tuyến (hình 4.2)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)