Đơn vị %
Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016.
“Mình làm ở đây thì cứ bệnh viện lớn như Bạch Mai mà đến, hoặc là ra tư nhân cho nó nhanh, bệnh viện Trưng Ương thì chữa nó n tâm hơn là các chỗ khác”
(PVS nam, 40 tuổi, lao động tự do) Ngoài ra người dân nhập cư cũng có xu hướng lựa chọn nơi khám chữa bệnh là các CSYT tư nhân. Mặc dù đây là các CSYT cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không được chi trả từ BHYT. Người nhập cư đến KCB tại đây sẽ tự chi trả trực tiếp từ tiền túi cá nhân với mức giá dịch vụ cao hơn tại các CSYT của nhà nước.
11.00 24.3 16.9 38.2 10.3 21.3 4.4 7.5 17.3 22.4 43.6 11.8 13.3 2.4 .00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00 Người nhập cư Người thường trú
Tỷ lệ lựa chọn nơi KCB tại các CSYT tư nhân của người nhập cư cao hơn so với người sở tại: 21,3% và 13,3 %. Trả lời cho lý do này người nhập cư cho rằng các CSYT tư nhân thường thuận lợi về mặt thời gian, nhanh chóng và đảm bảo chất lượng. Họ không muốn nghỉ làm để đi khám bệnh mà thường tranh thủ thời gian nên lựa chọn CSYT tư nhân. Có những người có BHYT nhưng chấp nhận tự chi trả các DVYT tại CSYT tư nhân.
“Thường khi ốm to thì đi viện, mà đau nhẹ thì ra chỗ tư nhân cho nó nhanh, chỗ tư nhân nó khơng địi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ, cũng không phải chờ đợi lâu mà chất lượng tốt, được hướng dẫn rất tận tình”
(PVS nữ, 30 tuổi, kế tốn)
“Mình làm ở đây thì cứ bệnh viện to như Bạch Mai mà đến, hoặc là ra tư nhân chứ BHYT thì ít dùng lắm vì khơng đúng tuyến nên là đến bệnh viện lớn nhưng khám dịch vụ nên cũng tốn kém, hoặc là mình về quê”
(PVS nam, 40 tuổi, lái xe)
Về quê là một trong những lựa chọn mà nhiều người nhập cư trong mẫu nghiên cứu định tính đề cập đến. Quyết định về quê khám chữa bệnh thường là những quyết định đã được cân nhắc kỹ càng, thậm chí có sự tham khảo của vợ/chồng hoặc của những người thân. Họ sẽ về quê khi bệnh không quá nghiêm trọng nhưng cần thời gian để điều trị. Đó là những bệnh mãn tính hoặc những bệnh cần phải bồi bổ sức khỏe trong thời gian dài.
Người nhập cư sử dụng các DVYT chủ yếu là để khám bệnh chiếm 64,7 %,
để chữa bệnh chiếm 75 %. Ngoài ra sử dụng các DVYT về chăm sóc sức khỏe
sinh sản - kế hoạch hóa gia đình và tiêm phịng chiếm tỷ lệ nhỏ: 8,1 % và 3,7 %