.7 Chi phí chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 142 - 160)

Đơn vị: đồng

Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016

400 170 270 800 280 580 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Hà Nội Đà Nẵng Hồ Chí Minh Nhóm nhập cư Nhóm sở tại

Một số ít người tham gia PVS trong nghiên cứu này nói rằng có những năm họ khơng có khoản chi cho chăm sóc sức khỏe do không bị ốm đau hoặc ốm nhẹ thì để tự khỏi. Cũng có người nói rằng họ thường xuyên phải uống thuốc nhưng vẫn uống theo đơn cũ từ những năm trước với những loại thuốc rẻ tiền. Họ khơng dám đi khám vì sợ khơng đủ tiền để tiếp tục điều trị.

“Cô về quê uống chén thuốc nam, thuốc lá của ông lang gần nhà, thấy cũng đỡ đỡ lại lên đi chợ chứ ở trên này khơng dám đi viện. Mình đi viện khơng may mà nằm bẹp đó thì ai chăm mình, rồi tiền này tiền khác nữa thì mình khơng lo được…. tiền khám cao, tiền thuốc lại đắt… ”

(PVS nữ, 54 tuổi, dịch vụ)

Từ 1/3/2016 theo quy định của Bộ Y tế giá các dịch vụ y tế tăng thêm 30%. Đối tượng chịu tác động lớn nhất là nhóm dân số khơng có thẻ BHYT hoặc có BHYT nhưng khơng thể sử dụng tại nơi cư trú mới và phải chi trả các dịch vụ y tế từ tiền túi cá nhân. Trong đó nhóm người nhập cư từ nơng thơn vào thành phố là nhóm chịu những tác động trực tiếp.

Tiểu kết

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố được xác định là các nhóm yếu tố về thể chế chính sách BHYT, các yếu tố về văn hóa và kinh tế. Trong đó yếu tố về chính sách BHYT được cho là có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng liếp cận và sử dụng DVYT của nhóm dân số này. Luật BHYT đã có nhiều sửa đổi về điều kiện tham gia BHYT, thay đổi nơi KCB, tạo điều kiện tăng độ bao phủ BHYT và tăng tính tiếp cận nhằm giúp người nhập cư dễ dàng sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng tại đơ thị. Ngược lại BHYT trái tuyến làm giảm tính tiếp cận và sử dụng DVYT tại nơi cư trú, tăng chi phí y tế từ tiền túi cá nhân. Tập quan

thói quen tự điều trị, tự mua thuốc mà không đi khám khi gặp các vấn đề sức khỏe còn tồn tại bên cạnh tâm lý e ngại và xem thường sức khỏe đã ảnh hưởng đến hành vi tích cực trong chăm sóc sức khỏe và tiếp cận sử dụng DVYT.

Thu nhập thấp, thu nhập bấp bênh, chi phí y tế tại thành phố đắt đỏ hơn khu vực nông thôn, tỷ lệ không được BHYT chi trả cao là những yếu tố có ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng các DVYT của người nhập cư, ảnh hưởng đến các quyết định trong CSSK, ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSYT để điều trị bệnh tật. Điều này có thể có những tác động tiêu cực và lâu dài khi người lao động tuổi cao, sức khỏe suy giảm và có nhiều bệnh lũy tích.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những mơ tả và phân tích về thực trạng việc tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi nêu lên một số phát hiện chính của đề tài như sau:

Người nhập cư gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng DVYT khi nơi KCB của BHYT không cùng nơi cư trú: Mặc dù tỷ lệ bao

phủ BHYT ở nhóm người nhập cư từ nơng thơn vào thành phố hiện nay được cho là khá tốt, tương đương với người sở tại. Tuy nhiên, tỷ lệ người nhập cư tiếp cận và sử dụng DVYT khơng cùng nơi cư trú cịn rất cao. KCB ngay tại nơi cư trú được cho là thuận lợi về mặt di chuyển, thời gian đi lại, chi phí khám chữa bệnh. Trong khi đó người nhập cư thực sự gặp khó khăn hơn so với người sở tại khi phải tiếp cận DVYT không cùng nơi cư trú trong chăm sóc sức khỏe.

BHYT trái tuyến cản trở người nhập cư tiếp cận và sử dụng DVYT: Mặc dù Luật BHYT đã thay đổi điều kiện tham gia từ bắt

buộc phải có hộ khẩu thường trú sang hộ khẩu tạm trú, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có thể thay đổi theo nơi sống và làm việc. Nhưng tình trạng BHYT trái tuyến của người nhập cư đặc biệt cao ở nhóm dưới 18 tuổi và trên 40 tuổi. Đây là một trong số những lý do cản trở người nhập cư tiếp cận và sử cụng DVYT.

Chi phí y tế cao là mối lo của người nhập cư: Trong bối cảnh đời

sống khó khăn, thu nhập thấp và bấp bênh, người nhập cư từ nông thơn vào đơ thị vẫn phải chi phí cho các DVYT chăm sóc sức khỏe từ tiền túi cá nhân khá cao. Đây cũng chính là lý do người nhập cư có thói quen tự trị bệnh thay vì tiếp cận và sử dựng các DVYT.

 Người nhập cư khó tiếp cận được với các chương trình y tế

CSSKSS và dự phịng lây nhiễm HIV tại nơi cư trú: Mặc dù nhận

thức được tầm quan trọng của của việc CSSKSS và phòng tránh lây nhiễm HIV nhưng đa số người nhập cư khơng tiếp cận được với các Chương trình y tế này tại nơi cư trú do đặc điểm đời sống và cơng việc của chính họ (mức độ dịch chuyển, việc làm chiếm nhiều thời gian trong bối cảnh các chương trình chăm sóc sức khỏe lại thực hiện tại khu dân cư)

BHYT là yếu tố có tác đợng mạnh hơn đến tiếp cận và sử dụng

DVYT so với yếu tố thời gian nhập cư: Nghiên cứu phân tích nhấn mạnh tiếp cận và sử dụng DVYT dựa trên tình trạng BHYT của người nhập cư, bởi vì chính BHYT là cầu nối, là bước trung gian để người nhập cư có thể tiếp cận và sử dụng các DVYT có chất lượng trong khám chữa bệnh, giảm các chi phí y tế từ tiền túi cá nhân, đảm bảo cơng bằng trong chăm sóc y tế. BHYT cũng là tiêu chí mà Bộ y tế sử dụng để đánh giá tính tiếp cận và sử dụng DVYT của người dân. Các phát hiện trên đây cho phép Luận án chứng minh hai giả thuyết đã nêu là tương đối đúng với thực tiễn nghiên cứu tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư vào thành phố, trường hợp Hà Nội, tuy nhiên cần được bổ sung thêm.

Giả thuyết thứ nhất

Người nhập cư gặp các rào cản trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại thành phố, bao gồm khả năng chi trả cho việc KCB (kinh tế); chính sách BHYT theo tuyến có tác động cản trở đáng kể đến việc tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư; từ chính đặc điểm đời sống của người nhập cư.

 Các yếu tố về thể chế và chính sách BHYT, các yếu tố về văn hóa tập quán thói quen tự điều trị là những nhân tố có ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.

Vận dụng lý thuyết Lựa chọn hợp lý và lý thuyết Vốn xã hội chú trọng Mạng lưới xã hội trong nghiên cứu tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố cho thấy phù hợp.

2. Kiến nghị

Kết quả nghiên cứu của đề tài trình bày được trình bày ở trên cho thấy, mặc dù Luật cư trú, Luật BHYT đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây theo hướng thuận lợi hơn đối với nhóm đối tượng là những người nhập cư từ nông thôn vào thành phố; tỷ lệ bao phủ BHYT đối với người nhập cư hiện nay được cho là khá cao, tương đương với người sở tại; tuy nhiên trong thực tế người nhập cư vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Từ các phát hiện của đề tài, chúng tơi có một số các kiến nghị thiết thực và có tính khả thi nhằm đảm bảo người nhập cư được tiếp cận với các DVYT có chất lượng, đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe và bình đẳng hơn trong tiếp cận DVYT.

Thứ nhất, bổ sung hình thức BHYT mới, cụ thể BHYT lưu đợng, là một

hình thức BHYT dành cho những người có đời sống dịch chuyển, đó là những người nhập cư/người di cư. BHYT lưu động nên được xem xét như một hình thức bảo hiểm để người nhập cư/di cư tiếp cận và sử dụng các DVYT có chất lượng tại nơi cư trú mới, đảm bảo cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe và giảm tối đa chi phí y tế từ tiền túi cá nhân.

Thứ hai, bản thân người nhập cư cần chủ động cập nhật thông tin, nâng cao ý thức trong chăm sóc sức khỏe, tạo thói quen khi gặp các vấn đề sức khỏe nhất thiết phải tiếp cận ngay các DVYT để khám và điều trị

Thứ ba, địa phương cần quản lý tốt người nhập cư trên địa bàn để cung

cấp các chương trình y tế, phổ biến các thơng tin chính sách, sự thay đổi của các qui định có liên quan đến đời sống của người nhập cư giúp họ không chỉ tiếp cận tốt các DVYT mà tiếp cận thông tin cũng là một trong 5 dịch vụ xã hội cơ bản của con người.

CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA NCS

1. Nguyễn Như Trang và Nguyễn Thị Minh Phương, 2015: “Nông thôn

Tây Nguyên – Một phân tích định tính về sự chuyển dịch xã hội (qua trường hợp hai xã IaNhin và IaKa, huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai). Tạp

chí Thơng tin KHXH, số 2/2015

2. Nguyễn Như Trang và Lê Thúy Ngà, 2015: “An sinh xã hội trong lĩnh

vực y tế đối với người lao động di cư khu vực phi chính thức - Những gợi mở về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học

Quốc tế “Công tác Xã hội Việt Nam thách thức tính chuyên nghiệp trước nhu cầu hội nhập và phát triển”. Nhà xuất bản Lao động, 2015

3. Nguyễn Như Trang, Đỗ Thị Lệ Hằng và Nguyễn Thị Minh Phương,

2018: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển bền

vững vùng Tây Nam Bộ”. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số

519, tháng 6/2018

4. Nguyễn Như Trang, 2018: “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, bảo hiểm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Quang A, 2006. Vốn và vốn xã hội, Tạp chí Tia sáng, Số 14. [2] Actionaid Việt Nam, 2010. Báo cáo nghiên cứu “Tiếp cận của người

nghèo đến dịch vụ y tế và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam”

[3] Actionaid Việt Nam, 2011. Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội

[4] Actionaid Việt Nam, 2014. Tóm tắt chính sách: Tiếp cận an sinh xã hội của người lao động nhập cư.

[5] Alexandro Portes, 2003. Vốn xã hội: nguồn gốc và những sự áp dụng nó trong xã hội học hiện đại, Tạp chí Xã hội học, số 4/2003.

[6] Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2007. Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 1/2007.

[7] Đặng Nguyên Anh và cộng sự, 2015. Nghiên cứu đánh giá tác động của hệ thống đăng ký hộ khẩu. WB-2015

[8] Đặng Nguyên Anh, 2005. Di dân trong nước: Vận hội và thách thức với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội

[9] Đặng Nguyên Anh, 2006. “Di dân ở Việt Nam: tìm kiếm lời giải cho phát triển nông thôn”, Những vấn đề xã hội học trong cơng cuộc đổi mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (tr 351 – 356)

[10] Đặng Nguyên Anh, 2009. Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề

nổi bật cần xem xét về chính sách. Tài liệu hội thảo về Di dân, phát triển

và giảm nghèo.

[11] Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2014. Vận dụng lý thuyết về vốn xã hội trong nghiên cứu vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tạp chí Nghiên cứu nghiên cứu con người, số 4/2014

[12] Bộ Lao động Thương binh Xã hội, 2013. Báo cáo nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp.

[13] Bộ y tế - Tổ chức y tế Thế giới, 2001. Quản lý y tế. Nhà xuất bản y học Hà Nội

[14] Bộ Y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013

[15] Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. [16] Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai

đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

[17] Cục việc làm-Bộ Lao động Thương binh Xã hội, 2013. Báo cáo nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp.

[18] Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm chủ biên, 2011. Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động

[19] Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng chủ biên, 2008. Di dân và bảo trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường. NXB Thế giới

[20] Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung và Robert Leroy Bach, 2005. Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thịi ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới

[21] Francis Fukuyama, 2003. Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: Chương trình nghị sự tương lai, Tạp chí Xã hội học, số 4 (84).

[21] Goran Dalghren (2002). “Phân tích việc cung cấp tài chính cho chăm sóc sức khỏe từ quan điểm của các nhóm dân số khác nhau” trong cuốn Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. Nhà xuất bản y học, Hà Nội

[23] Guter Endruweit, Các lý thuyết xã hội học hiện đại, NXB Thế Giới, Hà Nội, 1999

[24] Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học (Tập 1), Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[25] Quế Hương, 2000. Luận án Tiến sĩ Địa lý: Di dân tự do từ nông thôn đến đô thị Hà Nội và ảnh hưởng kinh tế xã hội của nó.

[26] Đinh Hồng Hải, 2006. Vốn xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam, Tạp chí Tia sáng. Bộ Khoa học và công nghệ

[27] Trần Hậu và Đoàn Minh Tuấn, 2012. Phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta đến năm 2020: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia

[28] Hội đồng dân số thế giới (UNFPA), 2008. Sức khỏe sinh sản cho lao động nhập cư. Nghiên cứu định tính tại Qui Nhơn, Bình Định

[29] Tô Duy Hợp, 2007. Một số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình đổi mới tam nơng Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 4/2007

[30] Lê Ngọc Hùng, 2008. Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb. Khoa học Xã hội.

[31] Vũ Thị Thanh Hương, 2006. Các phương pháp thu thập thơng tin định tính (Tài liệu chuyên đề - Học Viện KHXH Việt Nam)

[32] Jean-Pieere Cling, Mireille Razafinderacoto, Francois Roubaud – IRD- DIAL, 2010. Thị trường lao động, khu vực khơng chính thức và điều kiện sống của hộ gia đình ở Việt Nam. Tổ chức lao động Quốc tế (ILO)

[33] Khoa Trần Đăng Khoa, 2013. Luận án Tiến sỹ y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 – 2011

[34] Nguyễn Thanh Liêm, 2008. Di cư và các tác động sức khỏe trong sách Di dân và bảo trợ xã hội. Nhà xuất bản Thế giới

[35] Liên hợp quốc tại Việt Nam, 2010. Di cư trong nước vì phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: kêu gọi hành động

[36] Vũ Mạnh Lợi, 2009. Y tế và bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam. Trong sách Dân số Việt nam qua các nghiên cứu xã hội học, tập 2 do Nguyễn Hữu Minh, Vũ Mạnh Lợi và Đặng Nguyên Anh đồng chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội

[37] Nguyễn Hữu Minh và cộng sự, 2005. Người nhập cư từ nông thôn vào đô thị và những vấn đề đặt ra về hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Báo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 142 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)