.6 Chi trả từ BHYT khi khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 140 - 142)

Đơn vị %

Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016

Hình 5.6 được phân tích dựa trên quy định về các mức chi trả của BHYT trong KCB. Trong số những người đã từng tiếp cận và sử dụng các DVYT để KCB có đến 45,6 % khơng được BHYT chi trả (0%), những người này phải chi trả các chi phí y tế từ tiền túi cá nhân. 18,3% được BHYT chi trả 100%, và 14,8% được BHYchi trả 80%. Chi phí y tế từ tiền túi cá nhân cho CSSK là gánh nặng đối với các gia đình nhập cư trong bối cảnh giá cả các DVYT tại đô thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Thu nhập thấp và bấp bênh đã có những tác động bất lợi đến tiếp cận và lựa chọn dịch vụ y tế. Người nhập cư có thể không tiếp cận sử dụng các DVYT, để tự khỏi hoặc về quê chữa bệnh để sử dụng BHYT đúng tuyến. 45.554% .599% 4.695% 1.798% 2.997% 1.798% 7.093% .599% 14.785% 1.199% .599% 18.282% 0% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 75% 80% 90% 95% 100%

45,6% người nhập cư tiếp cận và sử dụng các DVYT nhưng không được BHYT chi trả. Rõ ràng đây là một tỷ lệ lớn, những người này nằm trong nhóm những người khơng có BHYT tế, hoặc KCB khơng thể sử dụng BHYT do BHYT trái tuyến. Một mặt họ phải sử dụng tiền túi cá nhân trong bối cảnh chi phí y tế cao, tiền lương thấp và đời sống bấp bênh, bên cạnh đó các vấn đề về BHYT thực sự càng cho thấy có sự tác động trực tiếp đến nhiều mặt trong tiếp cận DVYT của người nhập cư tại đô thị.

Hợp 1 Các chi phí y tế trực tiếp - Khám bệnh - Thuốc chữa bệnh - Xét nghiệm - Chụp chiếu - Giường bệnh - Vật tư y tế - …

Chi phí trực tiếp trong khám chữa bệnh là những chi phí mà người sử dụng dịch vụ có thẻ BHYT có thể kiểm soát được. Những chi phí này được BHYT thanh tốn nên người sử dụng dịch vụ không phải quan tâm nhiều. Tuy nhiên đối với những người phải chi trả các DVYT bằng tiền túi cá nhân thì thực sự trở nên khó khăn đối với họ.

Chi phí gián tiếp là những chi phí khó kiểm sốt, thường phát sinh trong quá trình điều trị bệnh tật. Những chi phí này có thể vượt các chi phí điều trị trực tiếp, phụ thuộc vào từng bối cảnh và điều kiện chữa trị của từng người.

Hợp 2 Các chi phí y tế gián tiếp - Ăn uống

- Đi lại (bao gồm cả vận chuyển bệnh nhân) - Thuê mượn đồ trong

bệnh viện

- Chi cho người chăm sóc

- Các chi phí khơng chính thức khác

Mức chi cho chăm sóc sức khỏe của những người nhập cư tại Hà Nội năm 2015 là 400.000 ngàn đồng/người/năm (hình 5.7). Tuy nhiên so với người thường trú thì khoản chi này bằng một nửa, nhưng nếu so với thu nhập và các chi phí khác của lao động nhập cư thì đây là một khoản chi phí đáng quan tâm. Họ là những lao động nhập cư đến từ các tỉnh thành phố khác. Sự chênh lệch này cho thấy chi phí y tế cho chăm sóc sức khỏe của người nhập cư tại Hà Nội thấp hơn rất nhiều và chỉ bằng một nửa số tiền của những người thường trú chi cho chăm sóc sức khỏe (400.000đ/người/năm so với người thường trú là 800.000đ/người/năm). So sánh với các thành phố khác như Đà Nẵng, hay Hồ Chí Minh cũng thấy rằng người di cư đến đơ thị ln chi phí cho chăm sóc sức khỏe thấp hơn rất nhiều so với người sở tại. Tuy vậy, Hà Nội là thành phố mà cả người nhập cư và người sở tại đều chi cho CSSK cao hơn Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)