Lựa chọn cách điều trị khi gặp các vấn đề sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 105 - 107)

Hình 4 .3 Tiếp cận DVYT của các nhóm theo thời gian nhập cư

Hình 4.4 Lựa chọn cách điều trị khi gặp các vấn đề sức khỏe

Đơn vị %

Nguồn: Phân tích số liệu HRS 2015/2016

Đa số người nhập cư trong các PVS được hỏi nếu ốm đau nặng đến mức khơng đi làm được thì xử lí như thế nào đều lựa chọn đến bệnh viện nhà nước hoặc về quê chữa trị để được hưởng chế độ BHYT. Hầu hết các cơ sở y tế mà người nhập cư đăng kí KCB đều là các CSYT nhà nước tuyến quận/huyện. Đây được coi là một sự lựa chọn khá phù hợp với điều kiện của người nhập cư. Tiền bạc là yếu tố có thể ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn dịch vụ y tế mà có thể khơng phải là chất lượng dịch vụ.

62.4 35.8 1.4 0.5 63.00 36.1 0.7 0.2 0 10 20 30 40 50 60 70 Đến cơ sở y

tế Mua thuốc ở hiệu thuốc Không làm gì Tự chữa

Người nhập cư Người sở tại

“Ốm đau bình thường như nhức đầu, mỏi mệt hay đau bụng thì ra hiệu thuốc tây mua thơi, nó tiện và cũng thuận lợi”

(PVS nữ tạp vụ, 50 tuổi) So với người sở tại, là những người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, thì tỷ lệ những người nhập cư sử dụng các DVYT khi ốm đau hay gặp các vấn đề sức khỏe không quá chênh lệch.

4.2.2 Lựa chọn nơi khám chữa bệnh

Kết quả phân tích cho thấy 36 % người nhập cư tại Hà Nội lựa chọn các DVYT ngay tại nơi sinh sống, tập trung chính là tại phường và quận/huyện đang cư trú. Trong khi đó 64 % phải đến khám chữa bệnh ở nơi khác với địa bàn cư trú của mình, có thể là quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố khác (hình 4.5). Đối với nhóm người sở tại, tỷ lệ người sử dụng các DVYT để KCB tại nơi cư trú là 44,8%, tỷ lệ người dân sử dụng các DVYT để KCB không cùng nơi cư trú là 55,2 %, chủ yếu là DVYT tại các quận/huyện khác trong thành phố. Số người sở tại trong mẫu nghiên cứu KCB tại các tỉnh/thành phố khác rất thấp, chỉ vài người, chủ yếu là do công viêc (cơ quan đóng tại các tỉnh lân cận, họ chỉ về Hà Nội vào cuối tuần). KCB ngay tại nơi cư trú được cho là thuận lợi về mặt di chuyển, thuận lợi về thời gian đi lại, thuận lợi cả về chi phí khám chữa bệnh. Trong khi đó người nhập cư thực sự gặp khó khăn hơn so với người sở tại khi phải sử dụng các DVYT không cùng nơi cư trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội) (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)