7. Kết cấu của khĩa luận
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Tổ chức :
Các cơng ty phải hết sức cố gắng gắn cơ cấu tổ chức, các chính sách của mình với những u cầu luơn thay đổi của chiến lược kinh doanh.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp nghiệp
1.3.1. Nhĩm các nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Tiềm lực của doanh nghiệp
Phản ánh sức mạnh, thế và lực của DN trên thương trường. Tiềm lực của DN khơng phải là bất biến mà cĩ thể phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu đi, cĩ thể thay đổi tồn bộ hay từng yếu tố. Vì thế mà DN phải thường xuyên đánh giá chính xác tiềm lực của mình để đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của DN.
1.3.1.2. Đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Đặc tính sản phẩm mà DN kinh doanh cĩ ảnh hưởng rất lớn tới cơng tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc tính của sản phẩm quyết định phương thức tiến hành bảo quản, vận chuyển, cách thức tổ chức kênh phân phối và liên quan đến đặc tính cầu của sản phẩm. Từ đĩ quyết định đến tốc độ và khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN. Khi nghiên cứu cơng tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, các yếu tố về đặc tính sản phẩm và ngành nghề kinh doanh cần nghiên cứu là:
- Chủng loại sản phẩm: ảnh hưởng của các yếu tố mùa vụ, mối quan hệ trong tiêu dùng giữa sản phẩm đang kinh doanh với các sản phẩm khác,…
- Chất lượng sản phẩm và bao bì:
Sản xuất hàng hĩa trước hết phải chú ý đến nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng hĩa phải đáp ứng tiêu chí bền và đẹp. Tuy nhiên, hàng hĩa dù đẹp và bền đến đâu cũng bị lạc hậu trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đĩ DN cần phải thường xuyên đổi mới và hồn thiên về chất lượng kiểu dáng, mẫu mã tạo những nét riêng độc đáo hấp dẫn người mua.
- Giá cả sản phẩm.
Giá cả cĩ thể hạn chế hay kích thích cung cầu và ảnh hưởng tới tiêu thụ và mở rộng thị trường. Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng mở rộng thị trường của DN, và thu lợi hay tránh được ứ đọng, hạn trế thua lỗ giá cả cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh. Người tiêu dùng đánh giá chất lượng hàng hố thơng qua giá cả của nĩ khi đứng trước những hàng hố cùng loại hoặc thay thế (tiền nào của ấy) nên đặt giá thấp khơng phải lúc nào cũng thúc đẩy được tiêu thụ. Do đĩ, giá cả được xem là 1 nhân tố hết sức nhạy bén và tác động chủ yếu đến quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ của DN.
1.3.1.3. Các nhân tố thuộc khâu tổ chức mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sau khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng, cơng tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thị trường bao gồm nhiều khâu và nhiều cơng đoạn khác nhau từ điều tra, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, chào hàng giới thiệu sản phẩm sản phẩm đến việc tổ chức mang lưới tiêu thụ sản phẩm cũng đánh vai trị đẩy mạnh trong cơng việc tiêu thụ sản phẩm, ký kết các hợp đồng tiêu thụ… của doanh nghiệp.
- Các dịch vụ trong và sau bán:
Những dịch vụ trước trong và sau bán thường được thực hiện là: gửi xe miễn phí, vận chuyển đến tận nhà cho khách hàng, lắp đặt vận hành, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng đĩng gĩi… đây là vũ khí cạnh trranh lành mạnh và hữu hiệu. Hầu hết khi thực hiện những sản phẩm kỹ thuật cao cĩ giá trị lớn đều cĩ những dịch vụ này.
Thực tiễn kinh doanh trên thị trường Việt Nam cho thấy các DN đang biết tận dụng điểm mạnh này để thu hút khách hàng.
Những dịch vụ này giúp tạo tâm lý tích cực cho người mua khi mua và tiêu dùng hàng hố sau nữa là thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của DN, điều này sẽ làm cho quá trình quyết định mua của khách hàng nhanh hơn, tích cực hơn.
- Mạng lưới phân phối của DN:
Kênh tiêu thụ là đường đi của hàng hố từ DN đến người tiêu dùng. Tạo ra được các luồng đi của hàng hố một cách hợp lý và thơng thống sẽ làm cho thị trường tiêu thụ hàng hố của DN tăng lên. DN cĩ thể sử dụng 3 loại kênh phân phối sau:
+ Kênh cực ngắn (hay trực tiếp ) giữa DN và người làm tiêu dùng khơng qua trung gian, DN tự tổ chức thơng qua các cửa hàng bán lẻ của mình.
+ Kênh ngắn là kênh trong đĩ DN sử dụng những người trung gian là những người bán lẻ để đưa hàng hố đến tay người tiêu dùng, thường đĩ là các đại lý bán lẻ của DN.
+ Kênh dài là kênh mà trong đĩ cĩ từ hai người trung gian trở lên trong kênh phân phối. Điều này cĩ nghĩa là hàng hố ít nhất phải qua hai người trung gian mới tới tận tay người tiêu dùng cuối cùng.
Mạng lưới phân phối là tồn bộ các kênh mà DN thiết lập và sử dụng trong phân phối hàng hĩa. Việc thiết lập kênh phân phối phải căn cứ vào chính sách chiến lược tiêu thụ mà DN đang theo đuổi, khả năng nguồn lực của DN và đặc tính của khách hàng, đặc tính của sản phẩm và các kênh của đối thủ cạnh tranh mặt hàng thay thế, pháp luật… để làm sao cĩ khả năng chuyển tải và thực hiện hàng hố một cách cao nhất với chi phí thấp nhất.
- Quảng cáo:
Các hoạt động quảng cáo đều nhằm mục đích đưa thơng tin tới người tiêu dùng và kích thích họ mua hàng. Các cơng cụ quảng cáo hiện nay đều rất đa dạng. Nhờ quảng cáo mà nhiều DN đã gia tăng nhanh chĩng doanh số bán hàng . Tuy
nhiên chi phí cho quảng cáo cũng rất tốn kém. Do đĩ các DN phải cân nhắc kỹ lưỡng sao cho cơng cụ này mang lại hiệu quả cho việc mở rộng thị trường.
1.3.2. Nhĩm các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Mơi trường nền kinh tế quốc dân:
- Các nhân tố chính trị- pháp luật.
Nhà nước cĩ nhiệm vụ hướng dẫn tiêu dùng cho nhân dân thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng. Các chính sách và luật pháp của Nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ hàng hố của DN. Đĩ là các quyết định về chống độc quyền, khuyến mãi, quảng cáo, luật thuế, bảo về mơi trường,…Các tác động của chính phủ về các vấn đề nêu trên tạo ra cơ hội và thách thức cho DN.
- Nhĩm nhân tố về kỹ thuật- cơng nghệ:
Đây là 2 yếu tố rất quan trọng và cĩ ảnh hưởng lớn tới vấn đề tiêu thụ. Sự xuất hiện ngày càng nhanh chĩng của cơng nghệ mới, nguyên vật liệu mới,…đã tác động rất lớn đến chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ kinh doanh sản phẩm ngày càng ngắn, sản phẩm thay thế ngày càng nhiều. Do đĩ, các DN phải phân tích kỹ lưỡng nhân tố này để ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất, tạo điều kiện cho tiêu thụ ngày càng tốt hơn.
1.3.2.2. Mơi trường ngành:
Gồm các yếu tố trong nội bộ ngành và các yếu tố ngoại cảnh cĩ tác động đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành.
- Khách hàng:
Khách hàng và nhu cầu của họ quyết định đến quy mơ, cơ cấu thị trường của DN. Là yếu tố quan trọng hàng đầu khi hoạch định kế hoạch sản xuất tiêu thị của DN. Muốn bán được nhiều hàng thì các DN phải lơi kéo càng nhiều khách hàng về phía mình và tạo được niềm tin với họ. Vì vậy, DN cần phân tích mối quan tâm của khách hàng và tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ.
Gồm các DN đang cĩ mặt trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn cĩ khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh là người chiếm giữ một phần thị trường mà DN đang kinh doanh doanh và cĩ ý định mở rộng thị trường. Đối thủ cạnh tranh là mối quan tâm lo lắng nhất của DN, nhất là các đối thủ cĩ quy mơ lớn. DN cần tìm cách nắm bắt và phân tích các yếu tố cơ bản về đối thủ cạnh tranh. Nắm được điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ giúp DN cĩ các chính sách đúng đắn trong việc mở rộng thị trường để chiến thắng các đối thủ đĩ. Tùy vào các đối thủ cạnh tranh khác nhau mà DN cĩ thể đưa ra các chính sách cạnh tranh khác nhau về giá, sản phẩm, quảng cáo, xúc tiến,…
- Nhà cung cấp:
Các yếu tố đầu vào là 1 trong những thị trường quan trọng của DN, hàng hĩa để đảm bảo bán tốt trước hết phải mua được nguyên vật liệu tốt. Như vậy việc lựa chọn nhà cung cấp cĩ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và việc mở rộng thị trường của DN. Nhà cung cấp phải đảm bảo cung cấp hàng hĩa cho DN một cách thường xuyên, liên tục và đạt chất lượng. Việc lựa chọn nhà cung cấp phải cĩ sự tin cậy nhưng tránh sự lệ thuộc và chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình.
Tĩm tắt chương 1: Chương này đã nêu ra một số quan điểm khác nhau về thị trường và mở rộng thị trường. Từ đĩ rút ra nhận định cá nhân về các vấn đề trên. Bên cạnh đĩ, trình bày các vấn đề cĩ liên quan đến thị trường và mở rộng thị trường, nội dung của hoạt động mở rộng thị trường cùng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CƠNG TY KFC VIỆT NAM.