Phân tích mơi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu long an đến năm 2015 (Trang 26)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2 Phân tích mơi trường bên ngoài công ty

2.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mô

2.2.1.1 Yếu tố kinh tế

Long An là một tỉnh nơng nghiệp đang trong q trình cơng nghiệp hóa, sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh. Trong những năm qua, tình hình kinh tế Long An có bước phát triển khá, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,4%/năm giai đoạn 2001 – 2005, năm 2006 là 11,2%/năm, năm 2007 là 13,5%/năm và năm 2008 là 14,1%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, các khu cụm cơng nghiệp được tỉnh bố trí tập trung ở khu vực phía Nam và cặp theo các

quốc lộ, tỉnh lộ. Sự phân bố các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động tập trung ở các huyện Đức Hòa, Bến Lức và thành phố Tân An. Ngành công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đã góp phần tích cực vào việc tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, đồng thời còn tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác và ngành thương mại phát triển. GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm và năm 2008 đạt 17,38 triệu đồng/người/năm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể còn khoảng 5,2%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cịn 16,9%.

Hình 2-1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Long An

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2004 2005 2006 2007 2008 GDP

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 của Cục Thống kê tỉnh Long An

Do thực hiện nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nên đã thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, đã hình thành trên 4.000 doanh nghiệp, trong đó có trên 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, gần 40.000 hộ cá thể tham gia sản xuất kinh doanh hàng hóa, tạo mơi trường kinh doanh phong phú, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Số đơn vị hoạt động thương mại tăng năm 2006 là 27.719 cơ sở, năm 2008 là 32.945 cơ sở. Lao động hoạt động

trong ngành thương mại tăng từ 47.369 người năm 2006 tăng lên 57.568 người năm 2008. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2006 là 7.135 tỷ đồng tăng 20,3% so năm 2005, năm 2007 tăng 27% và năm 2008 là 11.579 tỷ đồng tăng 27,8% so với năm 2007.

Lãi suất ngân hàng ổn định qua các năm nhưng tăng cao trong những tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008 từ 14%/năm lên 18%/năm ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như LIMEXCO trong huy động vốn, vay ngân hàng, bán hàng trả chậm. Chính phủ thực hiện các biện pháp chống suy thoái kinh tế đã kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường nhất là ổn định lãi suất.

Nhìn chung, các yếu tố kinh tế thuận lợi cho việc phát triển hoạt động thương mại phù hợp với tình hình sản xuất hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng và sức mua của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nguy cơ của công ty là tỷ lệ lạm phát tăng ảnh hưởng đến sức mua vì thu nhập bình quân đầu người thấp.

2.2.1.2 Mơi trường chính trị - luật pháp

Cơ bản đã xóa bỏ cơ chế lưu thơng cũ, chuyển sang cơ chế lưu thông mới, khắc phục được tình trạng “ngăn sống, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất khá ổn định, thông suốt trong cả nước. Quản lý nhà nước về thương mại đổi mới từ trung ương đến địa phương cả về tư duy, nội dung và phương pháp quản lý, môi trường pháp lý cho lưu thơng hàng hóa, hoạt động thương nhân như liên quan đến mặt hàng kinh doanh, Nhà nước quy định những mặt hàng, dịch vụ cấm kinh doanh; mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh; có cơ chế chính sách đối với các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế (quyền lợi, nghĩa vụ, tổ chức, quản lý của các loại hình thương nhân,…) và đối với các hình thức tổ chức kinh doanh (quy định về tổ chức, quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,…).

Trong xu thế hội nhập nói chung và thực hiện các cam kết Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hệ thống pháp luật Việt Nam được điều chỉnh bổ sung ngày càng hoàn chỉnh. Quốc hội Việt Nam ban hành luật, các văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại và chi tiết thi hành luật thương mại, các nghị định, thông tư về thuế, về thủ tục hải quan,… áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, tạo mơi trường bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh; hạn chế tiêu cực do độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh.

Đối với yếu tố này, cơ hội của cơng ty là nhờ có mơi trường kinh doanh thơng thống, các nhà sản xuất cạnh tranh bình đẳng tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả cạnh tranh. Nguy cơ của công ty là chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành, ví dụ sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất xe mô tô như Honda, Suzuki, SYM, Yamaha,… và cạnh tranh giữa công ty với các đơn vị, đại lý phân phối khác trong và ngoài tỉnh.

2.2.1.3 Dân số và lao động

Dân số Long An trên 1,4 triệu người, trong đó nữ chiếm 51,3% và nam chiếm 48,7% tạo cho Long An có thị trường nội địa tương đối rộng. Mặc dù khoảng 84% dân cư sống ở vùng nông thôn nhưng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp đã chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ góp phần tăng thu nhập, từ đó mức sống, tiêu dùng của người dân được nâng lên. Cơ hội của cơng ty là có thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng và nguy cơ của cơng ty là sức mua của bộ phận dân cư nơng thơn, cơng nhân cịn thấp.

2.2.1.4 Văn hóa – xã hội

Trong những năm qua, Long An thực hiện chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, cùng với sự phát triển ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, hệ thống thương mại phát triển mạnh ở các khu vực trung tâm, các trục đường chính đặc biệt là dịch vụ tài chính, bưu chính viễn thơng. Trên địa bàn tỉnh hiện có bệnh viện đa khoa 500 giường; có trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm đào tạo nghề,... chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Tân An thu hút khá đông sinh viên, học viên của tỉnh, các vùng lân cận. Các khu cụm công nghiệp ở Bến Lức, Đức Hịa,... tạo cơng ăn việc làm cho hàng ngàn lao

động, tăng thu nhập, ổn định kinh tế. Cơ hội của công ty là gia tăng doanh số bán một số mặt hàng thiết yếu nhất là đối với vùng công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển. Nguy cơ của công ty là cạnh tranh với các nhà phân phối khác; mức sống của đại bộ phận dân cư nơng thơn, cơng nhân cịn thấp; thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa được khai thác một cách triệt để do điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế mặc dù tỉnh rất quan tâm đầu tư như nguồn lực có hạn.

2.2.1.5 Điều kiện tự nhiên

Long An nằm ở phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, giáp với các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp và 02 tỉnh của Campuchia là Svâyriêng và Prâyveng. Diện tích tự nhiên 449,239 ha, Long An có 14 huyện thị và 190 xã, phường, thị trấn.

Long An có hệ thống giao thơng khá thuận tiện, đường bộ có tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 62, tuyến N1, N2 và tuyến cao tốc Chợ Đệm – Trung Lương sắp hoàn thành cùng với hệ thống đường tỉnh, huyện tạo điều kiện cho Long An kết nối với các tỉnh trong khu vực. Các sơng Sồi Rạp, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo cho Long An lợi thế về đường thủy. Nhìn chung, hệ thống giao thơng Long An thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại, giao lưu, trao đổi hàng hóa của dân cư trong tỉnh. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như Đồng Tháp Mười là trọng điểm sản xuất lương thực, huyện Cần Đước, Cần Giuộc phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản,…; các huyện phía Nam tập trung phát triển chăn nuôi kết hợp canh tác vườn. Các khu công nghiệp phát triển mạnh ở các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc. Thương mại dịch vụ tăng nhanh và phát triển tại thành phố Tân An - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Long An là cơ hội để LIMEXCO phát triển hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa và xuất khẩu sang thị trường Campuchia với cửa khẩu Bình Hiệp của Long An và cửa khẩu Mộc Bài của Tây Ninh nhờ hệ thống giao thông thuận tiện.

2.2.1.6 Yếu tố công nghệ

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển giao khoa học công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới tạo điều kiện các doanh nghiệp sản xuất trong và ngồi nước có cơ hội nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh làm cho sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú và chất lượng. Chính vì cạnh tranh mà đặc biệt là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao (cạnh tranh về chất lượng, giá, mẫu mã, kiểu dáng,…). Cơ hội của công ty là nhà phân phối, bán lẻ nhiều mặt hàng của nhiều nhà sản xuất có thương hiệu và bị ảnh hưởng trực tiếp của sự cạnh tranh trên. Nguy cơ của công ty là cạnh tranh với những nhà phân phối khác khi kinh doanh cùng sản phẩm. Cụ thể như mặt hàng xe máy của hãng SYM phải cạnh tranh với sản phẩm xe máy của hãng Honda, Suzuki, Yamaha và các hãng khác.

2.2.2 Yếu tố quốc tế

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau khi trở thành thành viên của WTO, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Long An nói riêng có nhiều cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển kinh doanh.Thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong thời gian qua, nhiều địa phương có những chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh làm cho hàng hóa lưu thông trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, nâng cao về chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nâng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ lên hàng năm. Cơ hội của công ty là nhà phân phối nhiều loại sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, có thương hiệu ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp đối đầu với những thách thức không nhỏ, cạnh tranh quyết liệt không những ở thị trường ngoài nước mà ngay cả thị trường trong nước. Rủi ro trong kinh doanh không kém phần quan trọng vì các nhà sản xuất khơng ngừng cải tiến kỹ thuật, mẫu mã, đáp ứng nhu

cầu người tiêu dùng bằng những sản phẩm mới khả năng cạnh tranh cao hơn bao gồm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.

2.2.3 Phân tích mơi trường vi mơ

2.2.3.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Để đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong ngành có ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của LIMEXCO, cần so sánh theo mặt hàng, ngành hàng, bởi vì cơng ty là nhà phân phối nhiều sản phẩm hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau.

Đối với mặt hàng xăng dầu: Xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Tải trọng của các tàu chở dầu lớn trên 10.000 tấn vào các cảng chuyên dùng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam như Nhà bè, B12 Quảng Ninh, Cát Lái, Hải Phòng,… Tại Long An, luồng lạch ở cửa sông Vàm Cỏ thường xuyên bị bồi lắng, chưa có điều kiện xây dựng cảng chuyên dùng nhập khẩu xăng dầu nên tàu 10.000 tấn không vào được. Hiện nay, Petec đang hoàn thành các thủ tục để đầu tư dự án kho trung chuyển xăng dầu 10.000 m3 tại thành phố Tân Anđảm bảo cung ứng xăng dầu cho Long An và các vùng phụ cận. Ngoài xăng dầu của Petec, trên thị trường Long An cịn có xăng dầu của Petrolimex, Petro Việt Nam, Sài gòn Petro,…Số lượng các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tương đối nhiều và được phân bố rộng khắp các trục giao thông cùng với hệ thống bán lẻ (trụ xăng dầu bơm tay, bán lẻ gắn với tủ thuốc lá, cửa hàng tạp hóa) khá phổ biến ảnh hưởng đến doanh số bán của cửa hàng xăng dầu cơng ty. Do đó, cửa hàng xăng dầu của công ty phải xây dựng chiến lược kinh doanh để có những giải pháp cạnh tranh với các doanh nghiệp, cửa hàng bán xăng dầu trên địa bàn.

Đối với mặt hàng xe gắn máy: nhiều thương hiệu mạnh như Honda, Suzuki, Yamaha,... có mặt trên thị trường Long An. Mặc dù sản phẩm của SYM khá quen thuộc và phổ biến được nhiều người ưu chuộng nhưng với sự đa dạng và không ngừng cải tiến mẫu mã của các hãng sản xuất đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hiện nay sản phẩm của hãng Honda chiếm thị phần lớn không những ở thị trường Long An mà ở các tỉnh, thành phố khác.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nga – một trong những đại lý phân phối xe máy của hãng Honda trên thị trường Long An, lượng xe tiêu thụ hàng năm tăng dần, chỉ riêng năm 2008 đã tiêu thụ trên 15.000 chiếc/năm. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trên địa bàn, trong thời gian qua công ty thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh doanh số như bán hàng trả chậm, hỗ trợ dịch vụ đăng ký, giao hàng tận nơi, thủ tục bán hàng được đơn giản hóa, kéo giãn thời gian bán hàng đến 18h mỗi ngày,...Do đó, trong thời gian tới cơng ty cần có những giải pháp để cạnh tranh với các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh mặt hàng xe máy trên địa bàn.

Đối với sản phẩm của Unilever và các mặt hàng tiêu dùng khác: Long An trong quá trình hội nhập và phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Nhiều doanh nghiệp, đại lý phân phối hình thành, hoạt động hiệu quả. Cơng ty có các cửa hàng bán sỉ và lẻ, được đặt ở trung tâm thị trấn, thành phố chiếm ưu thế trong phân phối đối với khu vực chợ, khu dân cư đông đúc nhưng cạnh tranh kém hiệu quả so với các đại lý tư nhân về giá, phương thức bán hàng, thời gian cung ứng hàng (một số cửa hàng, chi nhánh nghỉ ngày chủ nhật). Vì vậy, để tồn tại và phát triển buộc cơng ty phải có những giải pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại trên.

2.2.3.2 Phân tích khách hàng

Công ty thiết lập hệ thống các cửa hàng, đại lý phân phối ở trung tâm các huyện và thành phố Tân An nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đối với mặt hàng xăng dầu, Cơng ty có 02 cửa hàng xăng dầu số 1, số 2 trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn thành phố Tân An. Khách hàng là người tiêu dùng địa phương, khách vãng lai. Số lượng tiêu thụ thường nhỏ lẻ, thiếu lượng khách hàng tiêu thụ với số lượng lớn, đó là các đối tượng phương tiện vận tải, phương tiện chuyên chở khách; hạn chế cung ứng xăng dầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (hệ thống cửa hàng xăng dầu của tư nhân được phân bố đều khắp các nơi trên các trục giao thông từ thành thị đến nông thôn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu long an đến năm 2015 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)