Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2 Dự báo một số chỉ tiêu liên quan đến phát triển thương mại
- Dự báo phát triển dân số, lao động và việc làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Bảng 3-1: Bảng dự báo dân số và lao động của tỉnh đến năm 2015 Diễn giải 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1. Tổng dân số (1.000 người) 1.445 1.455 1.467 1.478 1.490 1.506 1.523 1.540 2. Lao động (1.000 người) 970 985 970 1.000 1.020 1.045 1.070 1.090
Nguồn: Số liệu của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Long An
- Dự báo phát triển thu nhập và sức mua dân cư ảnh hưởng đến phát triển thương mại nội địa.
+ Thu nhập hình thành nên sức mua của dân cư từ đó tác động trực tiếp đến quy mô, tốc độ phát triển của hoạt động thương mại. Thu nhập dân cư tăng sẽ làm cho quỹ mua dân cư lớn, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng và tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội của tỉnh cũng tăng lên và ngược lại.
+ Trong những năm tới do sản xuất phát triển, thu nhập của dân cư ngày càng tăng, đời sống xã hội ngày càng được cải thiện nên sức mua và nhu cầu mua sắm hàng hóa cũng tăng lên. Dự kiến đến năm 2010 thu nhập bình quân đầu người của Long An đạt 19,2 triệu đồng/người/năm và đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người dự kiến là 38 triệu đồng/người/năm.
+ Theo số liệu điều tra của ngân hàng Châu Á mức tiêu dùng của người Việt Nam phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập, trong đó mức thu nhập càng thấp thì tỷ lệ thu nhập dành cho mua sắm càng cao và mức thu nhập càng cao thì tỷ lệ này sẽ giảm dần. Cụ thể nếu thu nhập dưới 300 USD/người/năm thì mức tiêu dùng chiếm 95% thu nhập, nếu mức thu nhập từ 500 – 700 USD/người/năm thì mức tiêu dùng chiếm 85% thu nhập, nếu mức thu nhập từ 700 – 1.000 USD/người/năm thì mức tiêu dùng chiếm 70-75% thu nhập, nếu mức thu nhập trên 1.000 USD/người/năm thì tỷ lệ này cịn khoảng 65 – 72%. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của dân cư Long An vào năm 2010 tăng so với hiện nay nhưng mức thu nhập thực tế còn rất thấp, nếu tách riêng thu nhập của khu
vực dân cư thành thị và nơng thơn thì mức thu nhập thực tế ở khu vực nơng thơn cịn thấp nhiều (hơn 80% dân cư sống ở nông thôn). Do vậy, trong thời gian tới nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là mở rộng tiêu dùng hàng hóa mà chưa có sự cải thiện đáng kể về nâng cao chất lượng tiêu dùng và sử dụng các loại hình dịch vụ phục vụ tiêu dùng.
* Dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và kim ngạch xuất nhập khẩu đến năm 2015
Thu nhập của dân cư khu vực nơng thơn, vùng sâu có đặc điểm là gắn liền với khả năng tiêu thụ sản phẩm nông sản theo mùa vụ. Ngồi nơng sản chính là lúa, rau màu thì thu nhập từ chăn ni chiếm vị trí khá quan trọng. Từ đó, sức mua và thời điểm chi tiêu của họ cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng trang trí nội thất cao cấp gắn với các cơng trình nhà ở, tiện nghi sinh hoạt ở vùng nơng thơn sẽ có bước cải thiện nhưng chưa có đột biến đáng kể trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Như vậy xét về tổng thể nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Long An trong thời kỳ từ nay đến đến năm 2010 chưa có những đột phá. Vì vậy, nhiều loại hình, phương thức kinh doanh mới chưa hội đủ điều kiện để phát triển nhanh nhất là đối với khu vực nông thôn, vùng sâu.
Từ nay đến năm 2015 do dân số tăng và thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu và khả năng mua sắm hàng hóa của dân cư ngày càng phát triển làm cho tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên nhanh chóng. Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 2010 là 11.665 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 40.000 tỷ đồng với nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2010- 2015 là 21,5%/năm.
* Các xu hướng ảnh hưởng đến phát triển thương mại nội địa
Sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ văn hóa, nhận thức xã hội của nhân dân ngày càng phát triển. Trong q trình tồn cầu hóa và sự tăng
trưởng với nhịp độ cao của nền kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới xu hướng phát triển sản xuất, tiêu dùng và thương mại thể hiện rõ xu hướng sau:
- Xu hướng phát triển sản xuất: thu hẹp và mất dần đi các ngành khai thác, chế biến truyền thống và xuất hiện các ngành khai thác chế biến nguyên liệu mới thích hợp. Các ngành sản xuất truyền thống được chuyển thành các ngành sản xuất kỹ thuật cao, hàng loạt ngành sản xuất mới xuất hiện với trình độ phát triển cao hơn. Sản phẩm ngày càng đa dạng, tiện dụng, chất lượng cao, vòng đời của sản phẩm ngày càng được rút ngắn. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm, việc bảo vệ môi trường trong sản xuất trở thành yêu cầu bắt buộc đối với sản xuất. Các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và các dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất đem lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế.
- Xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cơng nghiệp và an tồn thực phẩm. Mốt và kiểu dáng sản phẩm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Những sản phẩm lỗi thời, lạc hậu về mốt, kiểu dáng phải nhường chỗ cho các sản phẩm có kiểu dáng mới, đẹp, tiện dụng và hợp thời trang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.