Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.4 Xây dựng chiến lược
3.4.1 Các phương án chiến lược
Từ ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (ma trận SWOT) trên, ta có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh của LIMEXCO đến năm 2015 đáp ứng các mục tiêu đã đề ra như sau:
* Chiến lược thâm nhập thị trường
Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của LIMEXCO trong những năm qua trong chương 2 cho thấy doanh số của công ty tăng nhưng không đều, thậm chí giảm trong năm 2006 và năm 2007, do đó để thực hiện mục tiêu thâm nhập thị trường nội địa và xuất khẩu, với ưu thế sản phẩm đã có thương hiệu và chất lượng ổn định, cơng ty cần có kế hoạch tham gia các chương trình hội chợ triển lãm, chương trình “Phiên chợ hàng Việt” trong chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Sở Công thương Long An tổ chức và các tỉnh bạn mời dự, đẩy mạnh chương trình quảng cáo tiếp thị, sử dụng hệ thống thơng tin: thành lập website quảng bá hình ảnh cơng ty, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh, sử dụng trang thương mại điện tử nhằm phát triển thị trường xuất khẩu Campuchia, thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao doanh số và nhắm tới chiếm lĩnh một vài thị trường chủ yếu.
* Chiến lược phát triển thị trường
Là nhà phân phối chuyên nghiệp từ nhiều năm qua nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm chỉ tập trung ở những khu đô thị đông dân cư trên phạm vi địa bàn tỉnh và xuất khẩu sang thị trường Campuchia theo yêu cầu ủy thác của đối tác. Công ty chưa khai thác thị trường Campuchia, thị trường nội địa nông thôn, khu công nghiệp, các cụm tuyến dân cư vùng lũ, vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, thị trường nội địa này có khả năng tiêu thụ hàng hóa rất lớn. Trong thời gian tới cơng ty cần có chiến lược mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ đến khu vực nông thôn, vùng sâu; thực hiện những hợp đồng xuất khẩu qua sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu mạnh trên thị trường Campuchia và quan hệ xuất khẩu trực tiếp với các đối tác của Campuchia.
* Chiến lược phát triển sản phẩm
Hiện nay, sản phẩm hàng hóa tiêu dùng ngày càng phong phú đa dạng trước những nhu cầu tiêu dùng gia tăng trong dân cư không những về số lượng mà cả chất lượng. Ngoài những sản phẩm truyền thống kinh doanh như từ trước đến nay, cơng ty cần có chiến lược kinh doanh thêm những sản phẩm, mặt hàng khác với chất lượng và sức cạnh tranh cao hơn vì điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư đòi hỏi phải cao hơn.
* Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm
Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ trong và ngoài nước đối với ngành thương mại, sự xuất hiện của nguồn hàng nhập khẩu có chất lượng và giá cả ngày càng cạnh tranh (theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO thì phải cắt giảm đối với thuế nhập khẩu), do đó cơng ty cần có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ở thị trường nội địa nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty với hệ thống phân phối bán lẻ chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong và nước ngoài, các đại lý phân phối nhỏ lẻ.
* Chiến lược ổn định kinh doanh và phát triển
Trong xu thế tồn cầu hóa, sản phẩm nhập khẩu ngày có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ đối với các sản phẩm trong nước. Trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cơng ty cần phải chọn ra những sản phẩm chủ lực, có nhiều lợi thế cạnh tranh (chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, giá cả,…) đối với từng vùng, khu vực, địa phương. Từ đó, phát triển kinh doanh theo hướng ổn định lâu dài.
* Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Từ đội ngũ nhân viên hiện có, cơng ty cần phải chú trọng đến chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn lao động mới và giữ chân những nhân viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Thường xun tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý tuyển chọn theo hướng chun mơn hóa, có tâm, có tầm, có tài đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của ngành trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.