Dự báo các yếu tố tác động đến khả năng phát triển thương mại tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu long an đến năm 2015 (Trang 51 - 53)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1 Dự báo các yếu tố tác động đến khả năng phát triển thương mại tỉnh

* Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An

Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Long An nhiệm kỳ 2006 – 2010 đã xác định mục tiêu phát triển xã hội đến năm 2010 là bảo đảm kinh tế phát triển ổn định, bền vững; phát huy cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển nhanh và bền vững theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; tập trung phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học tạo ra sản phẩm hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu sạch trong tỉnh, trong nước; gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Tăng trưởng kinh tế: phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 13,5% - 14%/năm, giai đoạn 2010 – 2015 là 14% - 15%/năm. GDP năm 2015 đạt 28.000 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994). Cơ cấu GDP có tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 25-26%; công nghiệp – xây dựng 42- 43%; thương mại dịch vụ: 30-31%. Mục tiêu tăng trưởng này sẽ là thách thức lớn đối với tỉnh bởi vì các yếu tố tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng đang bị thu hẹp, các lợi thế so sánh thuộc về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động rẻ nhưng có kỹ năng thấp ngày bị giảm nhẹ so với các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh động như vốn, công nghệ, lao động có kỹ năng cao đang diễn ra trên thị trường quốc tế. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt 38 triệu đồng/năm/người, tăng hơn 2 lần so với năm 2008. Với cơ cấu nói trên có thể dự

đoán từ nay đến năm 2015 và sau năm 2015 hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh phát triển. Do mức tăng trưởng kinh tế tương đối khá, sản xuất hàng hóa trên địa bàn đang được phát triển nên quy mô, tốc độ trao đổi hàng hóa sẽ gia tăng làm tăng quy mơ và nhịp độ hoạt động thương mại. Bên cạnh loại hình thương mại chợ, sẽ xuất hiện các loại hình thương mại khác cùng phát triển đan xen, bổ sung cho nhau tạo nên diện mạo thị trường của tỉnh mang nhiều sắc thái mới với các tầng cấp trao đổi phong phú, đa dạng.

Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đạt 19.541 tỷ đồng vào năm 2010 tăng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 23%/năm và năm 2015 là 48.625 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quân 20%/năm thời kỳ 2011-2015. Từ nay đến năm 2015 phát triển công nghiệp phục vụ tốt cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến, chú trọng công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống. Tập trung khai thác và chế biến có hiệu quả các nguồn nguyên liệu tại chỗ trong đó cần đầu tư mạnh cho công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, vật liệu xây dựng để nâng cao hàng hóa xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm trong tỉnh. Mặt khác, cần phát triển các ngành công nghiệp nhẹ với công nghệ không quá phức tạp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, chế biến lương thực, nông sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhằm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng địa phương. Dự báo phát triển ngành công nghiệp địa phương cho thấy:

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp chưa hội đủ các điều kiện để tổ chức kênh phân phối sản phẩm của riêng mình mà cần phải dựa vào kênh phân phối bên ngoài trong đó có các cửa hàng thương mại.

- Sức tiêu thụ và khả năng phát luồng của sản phẩm cịn hạn chế về quy mơ sản xuất, tính chất sản phẩm, do vậy phạm vi tiêu thụ của sản phẩm trong phạm vi hẹp vẫn là phổ biến.

- Khả năng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới chưa tập trung và chưa đủ mạnh để thay đổi tập quán, nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp dân cư, vì vậy loại hình kinh doanh các cửa hàng vẫn còn phù hợp.

* Dự báo về phát triển giao thông.

- Dự kiến tuyến đường cao tốc chợ Đệm – Trung Lương ( Tiền Giang) sẽ sớm hoàn thành; tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh, Quốc lộ 62 sẽ được nâng cấp, song song đó nâng cấp các tuyến đường tỉnh, đường huyện theo hướng nhựa hóa đạt tiêu chuẩn quốc gia. Mở rộng các tuyến đường tỉnh đoạn qua thị trấn, huyện, thành phố Tân An theo tiêu chuẩn đường nội thị tạo điều kiện rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh đến Long An và ngược lại.

- Đối với đường giao thông nông thôn thực hiện chủ trương phát triển giao thông với phương thức nhân dân và nhà nước cùng làm. Đầu tư nâng cấp, xây dựng các tuyến đường từ xã, phường về ấp, khu phố, các khu dân cư mới. Phấn đấu đến năm 2010 các xã đều có đường giao thơng xe cơ giới đến trung tâm nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế xã hội và tạo điều kiện cho hoạt động của hệ thống thương mại. Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh trong những năm tới phát triển nhanh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lưu thơng hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh với nhau và với các tỉnh lân cận.

- Việc phát triển các tuyến đường giao thông đường bộ sẽ xảy ra tình trạng tự phát hình thành các tụ điểm dân cư, các điểm mua bán hàng hóa trên các trục lộ mới xây dựng làm cho mạng lưới thương mại nội địa phát triển. * Định hướng phát triển đô thị và nông thôn: Đẩy mạnh khai thác, sử dụng có hiệu tài nguyên đất đai, rừng,… Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành một số vùng sản xuất gạo chất lượng cao, chăn nuôi đại gia súc dưới hình thức trang, gia trại tập trung. Xây dựng và phát triển các trung tâm cụm xã, hình thành các khu dân cư tập trung, khuyến khích phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, … đẩy mạnh lưu thơng hàng hóa giữa các vùng, các khu vực trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu long an đến năm 2015 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)