Môi trường chính trị luật pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu long an đến năm 2015 (Trang 28 - 29)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2 Phân tích mơi trường bên ngoài công ty

2.2.1.2 Môi trường chính trị luật pháp

Cơ bản đã xóa bỏ cơ chế lưu thông cũ, chuyển sang cơ chế lưu thông mới, khắc phục được tình trạng “ngăn sống, cấm chợ”, hình thành thị trường thống nhất khá ổn định, thơng suốt trong cả nước. Quản lý nhà nước về thương mại đổi mới từ trung ương đến địa phương cả về tư duy, nội dung và phương pháp quản lý, mơi trường pháp lý cho lưu thơng hàng hóa, hoạt động thương nhân như liên quan đến mặt hàng kinh doanh, Nhà nước quy định những mặt hàng, dịch vụ cấm kinh doanh; mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh; có cơ chế chính sách đối với các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế (quyền lợi, nghĩa vụ, tổ chức, quản lý của các loại hình thương nhân,…) và đối với các hình thức tổ chức kinh doanh (quy định về tổ chức, quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,…).

Trong xu thế hội nhập nói chung và thực hiện các cam kết Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hệ thống pháp luật Việt Nam được điều chỉnh bổ sung ngày càng hoàn chỉnh. Quốc hội Việt Nam ban hành luật, các văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại và chi tiết thi hành luật thương mại, các nghị định, thông tư về thuế, về thủ tục hải quan,… áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, tạo môi trường bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh; hạn chế tiêu cực do độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh.

Đối với yếu tố này, cơ hội của công ty là nhờ có mơi trường kinh doanh thơng thống, các nhà sản xuất cạnh tranh bình đẳng tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả cạnh tranh. Nguy cơ của công ty là chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành, ví dụ sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất xe mô tô như Honda, Suzuki, SYM, Yamaha,… và cạnh tranh giữa công ty với các đơn vị, đại lý phân phối khác trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu long an đến năm 2015 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)