Đặc điểm đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre hiện nay (Trang 49 - 55)

- Nguyên nhân: Đa số học sinh phổ thơng hiện nay ít có nguyện vọng vào học tạ

2.2.3.Đặc điểm đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở tỉnh Bến Tre

Những đặc điểm riêng của đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre đó là một trong những nhân tố tích cực tác động đến kết quả thực hiện vai trò đào tạo một thế hệ trẻ có đầy

đủ trình độ, năng lực đảm đương phục vụ được sự nghiệp cách mạng vừa qua và tiếp tục

phát triển trong tình hình mới hiện nay. Căn cứ vào những điều kiện, hoàn cảnh ra đời và sự chi phối, qui định bởi các yếu tố tự nhiên kinh tế-xã hội của tỉnh Bến Tre có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh Bến Tre ra đời và phát triển ở một tỉnh

nông nghiệp, bị bao bọc bởi con sơng lớn như một ốc đảo, do đó cịn nhiều khó khăn.

Tỉnh Bến Tre có hệ tọa độ địa lý 9048' đến 10020' vĩ độ Bắc và từ 106001' đến

106048' kinh độ Đơng, phía Bắc Giáp sơng Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Vĩnh

Long, phía Nam và Đơng Nam giáp Trà Vinh, phía Đơng Giáp Biển Đơng với chiều dài 65 km bờ biển. Thị xã Bến Tre là Trung tâm của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 86 km về phía Tây Bắc.

Bến Tre là một Tỉnh đồng bằng cuối nguồn sơng Cửu Long (ĐBSCL) địa hình Bến Tre là vùng đất bằng phẳng, do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ, hình thành ba dãy Cù Lao: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Đến nay, Bến Tre là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL

còn bị tách biệt với cả nước bởi những con sông lớn, khiến Bến Tre như một “ốc đảo”. Đây là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của Bến Tre. Hiện nay cầu Rạch

Miễu cơ bản hoàn thành (hợp long cầu Rạch Miếu giai đoạn một nhịp phía Bến Tre vào 20/8/2008 và sẽ thông cầu vào tháng 9/2008, theo dự kiến) sẽ mở ra sự phát triển thuận lợi cho Bến Tre. Diện tích tự nhiên phần đất liền của tỉnh là 2.315 km2 chiếm 0,68% diện tích cả nước và khoảng 5,83% diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Vùng lãnh hải rộng

khoảng 20.000 km2, dân số 1.356.302 người, mật độ trung bình là 579 người/km2 (thành Thị:125.174 người, chiếm 09,33%; nông thôn: 1.230.858 người, chiếm 90,67%).

Lao động: số người tuổi lao động (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi), chiếm 62,54%. Cơ cấu lao động: Lao động nông nghiệp 79,83%; công nghiệp-xây dựng chiếm 7,14% và dịch vụ chiếm 13,03%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2006 là 26,74%.

Thành phần dân tộc Bến Tre chủ yếu là người kinh. Trong suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc sinh sống nơi đây đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm, cùng xây dựng quê hương.

Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản và kinh tế vườn. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng bình quân năm 2005-2007 là 9,22%, cơ cấu kinh tế đến năm 2007: Khu vực I là 50,63%, khu vực II là 15,88% và khu vực III là 33,48%. Thu nhập bình quân đầu người Bến Tre là 600 USD/người/năm.

Trong những năm qua Bến Tre đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu chủ yếu so kế hoạch đề ra. Đời sống người dân Bến Tre từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng, hộ nghèo giảm dần, nhưng vẫn cịn khoảng 11% (theo tiêu chí mới).

Bến Tre là một trong những tỉnh gánh chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, với 35.000 liệt sĩ, trên 18.000 thương binh và 2.112 bà mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông tỉnh Bến Tre ra đời, phát triển và sinh sống trong điều kiện nêu trên nên đ chịu khơng nhỏ ảnh hưởng và sự chi phối của hoàn cảnh và những yếu tố đó. Một mặt họ là những giáo viên có tinh thần trách nhiệm lao động cần cù, chăm chỉ có khả năng chịu đựng, đương đầu với thách thức khó khăn, sát cánh cùng nhân dân sống có tình lng-nghĩa xĩm đùm bọc lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp giáo dục với khát vọng, mong muốn truyền đạt cũng như chuẩn bị “lấp đầy” kiến thức cho các em học sinh giúp các em trưởng thành và có đủ điều kiện khả năng, điều kiện tham gia xây dựng quê hương, góp phần sớm đưa quê hương thốt khỏi tình trạng ngho của một “ốc đảo”, bị chia cắt với bên ngồi bởi những con sơng lớn như hiện nay. Mặt khác, do điều kiện lịch sử luôn phải đương đầu với các thế lực phong kiến và thực dân đế quốc xâm lược, chịu nhiều đau thương trong chiến tranh và vốn từ trong tiềm ẩn có một chút “ngang tàng, phóng khống”, “khơng chịu lệ thuộc”, mà người dân

trên vùng đất này cho đến nay vẫn cịn tư tưởng “tự do”. Bên cạnh với nền sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, lại bị cách biệt với bên ngoài nên một bộ phận người dân Bến Tre có lối sống khép kín, ít quan tâm đến “bên ngồi”, bảo thủ, trì trệ, cục bộ địa phương, cịn chậm nhận thức những giá trị mới… những yếu tố trên đây đ gy ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đội ngũ giáo viên thực hiện vai trị gio dục hiện nay của mình.

Thứ hai, đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Bến Tre ra đời và phát triển,

là cái nôi của phong trào Đồng khởi 1959-1960.

Xứ sở Bến Tre, một vùng bốn bề sông nước. Cả nước biết đến Bến Tre “Quê hương Đồng khởi”, là một trong những trọng điểm đánh phá quyết liệt của Mỹ-ngụy qua bốn chiến lược chiến tranh. Nhưng đất và người Bến Tre đ vượt qua khó khăn thử thách để xứng danh với 8 chữ vàng “Anh dũng, Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt Ngụy”. Và Bến Tre không chỉ là một trong những cái nôi “Đồng khởi” mà cịn được xem là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục cách mạng miền Nam lúc bấy giờ. Dù bom đạn Mỹ pháo bầy, dù điều kiện khó khăn, dù chiến tranh ác liệt nhưng các thầy cô vẫn bám trường, bám lớp, vẫn đứng vững trên bụt giảng để hoàn thành nhiệm vụ chống giặc dốt, giúp cho mọi người đều biết đọc, biết viết. Dù ở giai đoạn nào thì nhắc đến phong trào giáo dục cách mạng miền Nam người ta đều nhớ đến Bến Tre. Những chiến công oanh liệt của quân và dân Bến Tre đ gĩp phần viết nn trang sử vẻ vang chói lọi của dân tộc Việt Nam. Những tên đất, tên người đ trở thnh niềm tự ho của bao thế hệ người dân Bến Tre hiện nay và cả mai sau. Quân và dân Bến Tre đ kin cường chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần to lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước. Nhưng sự hy sinh của nhân dân Bến Tre là hết sức lớn lao. Lịch sử và những chiến công của quân và dân Bến Tre là bản anh hùng ca bất diệt, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quật cường quyết chiến và quyết thắng quân xâm lược. Từ lâu, Bến Tre đ l vng đất” địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh ra những nhân vật có trình độ học vấn un thâm. Vị tiến sĩ đầu tiên của xứ Nam kỳ lục tỉnh, quê vùng biển Ba Tri, Bến Tre-Phan Thanh Giản, thi đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi. Trương Vĩnh Ký qu vng tri cy nổi tiếng Ci Mơn - Chợ Lách, “học vấn uyên bác” thông thạo hơn 10 thứ tiếng. Chỉ trong 40 năm hoạt động đ để lại 118 tác phẩm thuộc đủ thể loại. Sau ngọn cờ thơ văn yêu nước tiêu biểu nữa sau thế kỷ

XIX - Nguyễn Đình Chiểu v Phan Văn Trị mà tên tuổi gắn với cuộc bút chiến sôi nổi nhất thời bấy giờ đánh vào một nho sĩ bán mình cho giặc-Tơn Thọ Tường.

Trong lịch sử, người dân nơi đây vừa kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, vừa mang đậm nét độc đáo riêng của con người vùng đất cù lao. Bến Tre vốn là vùng đất hoang sơ mới được khai phá theo bước chân “Người mang gươm đi mở đất” của cha ơng người Việt từ miền ngồi đến, vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Gần ba thế kỷ chống giặc ngoại xâm và ách áp bức bóc lột của phong kiến, người dân Bến Tre đ phải đổ biết bao xương máu, mồ hơi để giữ gìn v biến mảnh đất hoang sơ, rừng thiêng nước độc thành vùng đất trù phú, giàu tiềm năng như hôm nay.

Từ trong gian khổ và đau thương của chiến tranh, đ xuất hiện ở Bến Tre những kì tích lịch sử gắn liền với những con người anh hùng, vùng đất anh hùng. Gần như tay không, người Bến Tre đ vng ln với ngọn đuốc đỏ rực từ vườn dừa Mỏ Cày đ chy bng ln phong tro Đồng khởi “diệt ác, phá kìm” lan rộng khắp miền Nam. Phong tro đấu tranh chính trị của “đội qn tóc dài”, của những người phụ nữ Bến Tre như một huyền thoại đẹp đ đi vào lịch sử dân tộc mà tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Định.

Những sự kiện điển hình đó đ cho thấy con người Bến Tre có đầy đủ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất, thơng minh, sáng tạo…đó là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh tinh thần góp phần hun đút nên bản lĩnh, ý chí để các thế hệ người Bến Tre hôm nay vững bước tiến lên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Từ những truyền thống cách mạng có được đ hình thnh nn con người Bến Tre trong đó có đội ngũ giáo viên Trung học phổ thơng từ tình cảm dn tộc su sắc đến đức tính kiên trì bền bỉ sự mạnh dạn, tự tin v rất nhn i, vị tha nhưng cũng đầy dũng khí cương quyết khơng khoan nhượng trước những cái xấu, những sai trái trong đời sống x hội.

Thứ ba, đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre ra đời và phát triển trong điều kiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gian khổ và quyết liệt.

Giai đoạn 1954-1960: Do thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân nên sau

Hiệp định Giơneovơ, ở Bến Tre chỉ có hai trường tư thục là trường Hàn Thuyên và trường Lê Lợi ở Thị xã Bến Tre dạy đến lớp đệ tứ (lớp 9 ngày nay). Hai trường này chỉ

đáp ứng được một phần nhu cầu học tập của người dân. Lúc này để có thể duy trì được hoạt động giáo dục cách mạng, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức các trường tư và lãnh đạo, vận động nhân dân xây cất trường lớp ở nông thôn, động viên giáo viên vùng địch về dạy, vừa chống giặc dốt vừa lôi kéo lực lượng. Đối với giáo dục phổ thông: thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban-Tuyên-Văn-Giáo đã vận động nhân dân xây cất trường tư thục Mỹ Lồng (huyện Giồng Trơm) làm thí điểm, tập hợp học sinh ở các xã lân cận để mở lớp. Hầu hết giáo viên trường tư thục Mỹ Lồng đều là người của cách mạng.

Từ kinh nghiệm hoạt động của trường tư thục Mỹ Lồng, Tỉnh ủy và Ban Tuyên- Văn-Giáo xây dựng thêm một số trường tư thục khác như trường: Bình Hịa, Châu Thới (huyện Giồng Trôm), Hàm Luông (huyện Mỏ Cày). Song song với việc lập trường tư thục thị xã như các trường tư thục ở Giồng Trôm, Mỏ Cày, lãnh đạo cũng quan hệ chặt chẽ với một số giáo viên yêu nước ở một số trường bán công tư thục thị xã như các trường Phong Châu, Cơng Hịa, Phước Thiện, Tân Dân, Lê Lợi để thống nhất nội dung đấu tranh, đồng thời xây dựng một số giáo viên nòng cốt và học sinh tiến bộ ở trường Lạc Long Quân của địch để vận động đấu tranh.

Giai đoạn 1960-1969: Từ cuối năm 1959, phong trào đấu tranh chính trị của nhân

dân miền Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng đang trên đà phát triển mạnh. Thực hiện Nghị quyết trung ương lần thứ 15 của Đảng, Đảng Bộ Bến Tre lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành diệt ác, phá kìm. Ngày 17- 01-1960, cuộc “Đồng khởi” đã nổ ra ở ba xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp giành được thắng lợi, sau đó lan ra tồn tỉnh và cả miền Nam.

Sau các phong trào Đồng khởi, phong trào giáo dục phát triển mạnh, trên diện rộng, hoạt động có hiệu quả. Phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển rầm rộ, số học sinh ngày càng đông, đầu năm 1964, tiểu ban Giáo dục tỉnh chính thức được thành lập. Mở lớp sư phạm trung cấp tại ấp Thới Hòa (huyện Giồng Trôm) đào tạo khoảng 50-60 giáo viên. Ngồi chun mơn, giáo viên cịn được bồi dưỡng lý luận chính trị. Theo báo Chiến Thắng, đầu năm 1964 ở các xã trên tồn tỉnh có 915 lớp với 816 giáo viên, 40.375 học sinh. Phong trào giáo dục Cách mạng ở Bến Tre đã phát triển thành cao trào, huyện có trường cấp II, tỉnh có trường cấp III.

Năm 1970, thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh địch triển khai kế hoạch, bình định xây dựng và bình định phát triển, hệ thống đồn bót dày đặc. Tồn tỉnh có 916 đồn bót và tháp canh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy chủ trương đưa hoạt động giáo dục Cách mạng chuyển sang đấu tranh văn hóa với dịch là chính. Ta cũng tìm cách tạo thế hợp tác đưa những giáo viên cách mạng vào trường địch giảng dạy nhằm hạn chế đầu độc văn hóa đối với học sinh, đồng thời từng bước lôi kéo giác ngộ giáo viên yêu nước. Nhờ những nỗ lực và sáng tạo trong hoạt động, phong trào giáo dục cách mạng ở Bến Tre nhanh chóng phục hồi.

Trước đại thắng mùa xuân 1975, ngành giáo dục Bến Tre đã tham gia mọi công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công mới. Tất cả giáo viên và học sinh đều được trang bị cho cuộc tổng tấn công. Tất cả giáo viên và học sinh đều được trang bị sẵn sàng chiến đấu. Tiểu ban Giáo dục bố trí, xây dựng lực lượng, nắm chắc ban điều hành và giáo viên các trường của địch, vận động giáo viên, học sinh bảo vệ cơ sở vật chất, sẵn sàng cho kế hoạch tiếp quản vào ngày 1-5-1975. Đó chính là cơ sở hình thành đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh Bến Tre sau này.

Từ đó đến nay, được đầu tư và quan tâm đúng mức, giáo viên THPT Bến Tre đã có những chuyển biến tích cực về qui mơ, phát triển về chất lượng và hiệu quả. Được hun đúc từ cách mạng, những năm gần đây số trường, lớp THPT của tỉnh Bến Tre được mở rộng với nhiều loại hình, số học sinh THPT khơng ngừng được phát triển về số lượng cả về chất lượng rất khả quan, với định hướng: “Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình

nội dung, phương pháp giáo dục, trọng tâm là tổ chức thực hiện tốt chương trình phân ban ở lớp 10, lớp 11,12; sử dụng tốt các công cụ phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp và giáo dục pháp luật” [39, tr.13], phát triển và nâng

cao chất lượng các cấp học, bậc học phải “Xây dựng mội trường lành mạnh, đẩy mạnh phong trào: “dạy thật, học thật, thi thật” và đánh giá đúng thật chất kết quả học tập của học sinh, tạo sự chuyển biến tích cực, vững chắc cho những năm học tới” [39, tr.2]. Trung bình mỗi năm có khoảng 12.000 học sinh tốt nghiệp THPT (đạt tỉ lệ- 87,17%), số học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm khoảng

3.600 em (đạt tỉ lệ 30%). Giáo viên THPT Bến Tre đã góp phần khơng nhỏ cho đất nước.

Cùng với việc mở rộng qui mô các trường THPT và nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học này, ngành giáo dục Bến Tre đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ giáo viên giỏi về chun mơn, có trình độ giáo dục học trị. Năm học 2006-2007 “Cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chú trọng; Ngành đã và đang

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre hiện nay (Trang 49 - 55)