Thành tựu và hạn chế của việc phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thơng trong q trình đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre hiện nay (Trang 55 - 64)

- Nguyên nhân: Đa số học sinh phổ thơng hiện nay ít có nguyện vọng vào học tạ

2.2.4. Thành tựu và hạn chế của việc phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thơng trong q trình đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre

Nhận thức vai trị đối với cơng tác giáo dục, đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre đã không ngừng cố gắng thực hiện vai trị của mình, góp phần làm đổi mới giáo dục cả nước nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng. Từ đó, có thể đánh giá những thành tựu cơ bản cũng như những hạn chế chủ yếu trên các mặt sau đây.

Thứ nhất, thành tựu và hạn chế trên lĩnh vực giáo dục thế giới quan khoa học, chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống.

Thế giới quan khoa học tạo niềm tin, định hướng hoạt động và quan hệ của từng người, hay của xã hội nói chung. Q trình giảng dạy những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện trong nội dung chương trình các mơn học-đặc biệt là ở môn giáo dục công dân, đội ngũ giáo viên bước đầu giúp các em hình thành những quan điểm duy vật biện chứng, các qui luật phát triển của tự nhiên, xã hội và của tư duy. Với thế giới quan khoa học được thầy cô trang bị học sinh THPT tỉnh Bến Tre tạo được

niềm tin, định hướng cho các em bước vào đời trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thanh niên quan tâm. Vì vậy, người thầy giáo khơng chỉ là “kỹ sư của tâm hồn” mà còn là người hành nghề một nghề nghiệp cần được chức năng hóa, chun mơn hóa cao độ theo yêu cầu đa dạng, sinh động của công việc phát triển giáo dục.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các thế lực thù địch ln tìm mọi cách để phá hoại, với điều kiện kinh tế thị trường thì đội ngũ giáo viên THPT có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao các phẩm chất chính trị, tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho học sinh ở các trường THPT của tỉnh. Việc giáo dục cho học sinh các giá trị xã hội cơ bản, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới và những chính sách lớn của Đảng của Nhà nước giúp các em nhận ra và tơn trọng, những giá trị đích thực của cuộc sống về lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu CNXH. Thầy cơ đã truyền dạy để cho học sinh có được lịng tự hào về truyền thống dân tộc, giúp các em có ý thức phải biết tơn trọng lợi ích của cá nhân, lợi ích của tập thể, của xã hội, có niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trước những diễn biến tình hình kinh tế-xã hội nhất là tình hình “Cơn bão giá cả”, “lạm phát”, cuộc sống gặp khó khăn, nhưng phần lớn học sinh THPT vẫn bình tĩnh quan tâm chăm lo học tập và tích cực tham gia vào các tổ chức đồn thể làm cơng tác tuyên truyền vận động gia đình, người thân góp phần ổn định tại địa phương. Số học sinh ở các trường THPT tỉnh Bến Tre đứng vào hàng ngũ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tính đến tháng 6/2008 là 118.662, mỗi năm có khoảng 838 học sinh là đoàn viên ưu tú được dự học lớp đối tượng Đảng, đến nay đã kết nạp được 52 học sinh, sinh viên vào Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này đã thể hiện sự trưởng thành về ý thức chính trị và lập trường tư tưởng của học sinh, đồng thời khẳng định vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng cho học sinh THPT tỉnh Bến Tre.

Trong các trường THPT việc giáo dục đạo đức cho học sinh được đội ngũ giáo viên xác định là lĩnh vực cực kỳ quan trọng để phát triển nhân cách cho học sinh, là nhiệm vụ có tầm chiến lược bao trùm và xuyên suốt quá trình giảng dạy và giáo dục của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: Thể dục, Trí dục, Mỹ

dục, Đức dục …”. Từ những nguyên tắc, phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học trung thực khiêm tốn, dễ thích nghi, giàu lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm được giáo viên chuyển tải qua các giá trị nhân văn trong các tác phẩm văn học, qua truyền thống lịch sử đấu tranh của quê hương Bến Tre đã dần thấm sâu vào học sinh thông qua và được biểu hiện trong các hoạt động học tập, rèn luyện một cách tích cực và tự giác. Vì vậy, tỷ lệ bình quân học sinh có hạnh kiểm tốt qua các năm là 79,44%, học sinh giỏi là 10,14%, khá là 36,66% và học sinh yếu là 0,26%.

Ngoài việc trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, đội ngũ giáo viên còn giáo dục cho các em ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đoàn thể, Nội qui của Nhà trường. Số học sinh vi phạm pháp luật có giảm trong những năm gần đây. Có được như thế là nhờ vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người phát triển tồn diện có đức, có tài. Niềm vui của người thầy khơng phải chun tiền bạc mà chính là thành quả đào tạo của các thế hệ học sinh.

Việc xây dựng cho học sinh lối sống tốt đó là lối sống tích cực, chủ động, linh hoạt, giản dị, lành mạnh, tiết kiệm, có mục đích, có kế hoạch biết đồng cảm, chia sẻ. Có kỷ luật và tinh thần hợp tác trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội được đội ngũ giáo viên rất quan tâm. Các em học sinh khẳng định rằng những chuẩn mực đạo đức, lối sống, hành vi tốt mà thầy cô trang bị là rất cần thiết với học sinh THPT tỉnh Bến Tre. Đó là sự đồng cảm, sẻ chia khó khăn được biểu hiện bằng thăm hỏi, giúp đỡ khi bạn bè gặp chuyện chẳng may, phong trào “nuôi heo đất” giúp gia đình bạn học khó khăn, xây nhà tình thương, qun góp ủng hộ thiên tai, bão lụt.

Những phẩm chất về thế giới quan, về đạo đức cách mạng, về tư tưởng chính trị và lối sống tốt đẹp mà đội ngũ giáo viên đã trang bị cho học sinh THPT tỉnh Bến Tre đã thực sự góp phần đào tạo một thế hệ lao động mới có tinh thần yêu nước, yêu quê hương, có lối sống đúng đắn với những ước mơ và hồi bảo cao đẹp, có lịng nhân ái, làm việc học tập theo kỷ luật, pháp luật, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công và đặc biệt là ý thức vươn lên khơng chịu nghèo khó để lập thân, lập nghiệp, quyết tâm phấn đấu không ngừng để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, ở Bến Tre vẫn còn những học sinh thể hiện suy nghỉ thiếu “chín chắn” nên khơng tích cực học tập, rèn luyện, nhận thức của các em chưa sâu sắc về các chuẩn mực tư tưởng chính trị XHCN, một số học sinh khơng nhiệt tình và ít quan tâm thậm chí khơng quan tâm đến các vấn đề thời sự, chính trị của đất nước và thế giới. Một bộ phận học sinh chưa đạt chuẩn về đạo đức, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt còn thấp (10,14%), trong khi số học sinh hạnh kiểm yếu lại có khuynh hướng tăng, đây là điều đáng quan tâm của thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Thực trạng trên cho thấy việc hình thành, củng cố và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh vẫn chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển con người trong giai đoạn hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa vai trị của đội ngũ giáo viên trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng không thể thiếu của quá trình đổi mới giáo dục nhất là trong học sinh THPT ở Bến Tre cịn có những hạn chế nhất định. Tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế này là vấn đề mà bản thân đội ngũ giáo viên ở các trường THPT và ngành GD-ĐT tỉnh Bến Tre rất quan tâm nhiều năm qua.

Thứ hai, thành tựu và hạn chế trên lĩnh vực giáo dục tri thức văn hoá, khoa học kỹ thuật.

Với tư cách là người chủ tương lai của đất nước, thì thanh niên trong đó có học sinh THPT phải học tập, rèn luyện để là “bông hoa của chế độ”. Trong những vấn đề mà học sinh phải rèn luyện có được tri thức phổ thông, cơ bản về khoa học đã đề ra với những yêu cầu ngày càng cao với trình độ học vấn chung của thế hệ trẻ trong đó có học sinh THPT. Vì vậy, chương trình phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre nêu rõ: “Tổ chức tốt hơn việc nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến” [44, tr.8]. Do vậy, đội ngũ giáo viên ở các

trường THPT phải phát huy hơn nữa vai trị của mình trong việc trang bị tri thức khoa học, kỹ năng, trình độ cao cho học sinh.

Trong các trường THPT tỉnh Bến Tre, những kiến thức phổ thông, cơ bản về tự nhiên, xã hội, về kinh tế, chính trị, pháp luật được đội ngũ giáo viên trang bị một cách hệ thống cho học sinh thơng qua q trình giảng dạy các mơn học. Tiếp thu những tri thức này học sinh thật sự có trình độ học vấn phổ thơng tương đối hồn

chỉnh làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực cá nhân để tiếp nhận lượng tri thức ở trình độ cao hơn. Điều này được thể hiện ở kết quả xếp loại học lực, kết quả thi tốt nghiệp, thi đại học vừa qua.

Cùng với việc trang bị tri thức văn hóa, khoa học cho học sinh, đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre cịn góp phần quan trọng trong việc phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh nhà. Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói: “Để giải quyết thành công nhiệm vụ xây dựng đất nước theo những mục tiêu to lớn mà các Đại hội của Đảng đề ra, chúng ta phải phát huy cao độ truyền thống yêu nước và đồn kết dân tộc, đồng thời chúng ta cần trí tuệ khoa học và bản lĩnh chính trị vững vàng. Do đó, yếu tố quyết định hơn bao giờ hết là con người, con người được giáo dục, đào tạo công phu để trở thành những công dân tự chủ, có nhân cách, có năng lực nghề nghiệp. Đó là nguồn nhân lực mà đất nước đang cần”. Bác Hồ nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, vậy thì một dân tộc mạnh phải là một dân tộc giỏi. Vì vậy, ngành giáo dục Bến Tre rất quan tâm việc bồi dưỡng tài năng của học sinh, các em có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tập được tuyển vào các lớp chất lượng cao cả các trường THPT, cho nên chúng ta thấy rằng nếu thực hiện tốt quốc sách coi giáo dục là hàng đầu sẽ tạo được động lực phát triển cao về kinh tế và xã hội. Bến Tre có một trường chuyên, học sinh học tại trường THPT chuyên và các lớp chất lượng cao trong các trường THPT thực sự là những em học sinh giỏi hoặc có năng khiếu ở môn học nhất định. 100% học sinh học ở các trường chuyên THPT tỉnh Bến Tre thi đậu tú tài, 90% đậu vào các trường đại học. Đây là những thế hệ trong tương lai sẽ đóng góp to lớn cho sự phát triển của tỉnh Bến Tre. Qua đó, cho thấy vai trị quan trọng trong việc giáo dục nâng cao, phát triển năng lực học sinh của đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre, thực sự góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quê hương.

Tuy nhiên, những kết quả trên đây chưa vững chắc, bởi vì số học sinh chưa chuyên cần, yếu kém trong học tập, còn khá nhiều 16,3% dẫn tới kết quả học yếu, kém. Khuynh hướng học lấy điểm, lấy bằng, cốt vượt qua các kỳ thi vẫn cịn. Từ đó nhiều học sinh có thái độ chỉ học tích cực các mơn thi của mình, xem nhẹ các môn học không thi, đi ngược lại mục tiêu giáo dục-đào tạo là giáo dục phát triển tồn diện. Cịn nặng nề việc thi đậu vào đại học ít quan tâm đến học nghề, học việc phù hợp với khả năng; còn

khơng ít các em học sinh chưa xác định được mục đích học tập. Đây là thực tế khá phổ biến hiện nay ở Bến Tre, thực tế này đồng nghĩa với thực hiện vai trò trang bị tri thức văn hoá, khoa học cho học sinh của đội ngũ giáo viên còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm lưu ý và khắc phục.

Thứ ba, thành tựu và hạn chế trong giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.

Vai trò nhiệm vụ chủ yếu của đội ngũ giáo viên trong các nhà trường là truyền thụ tri thức cho học sinh. Nhưng tri thức chân chính, tri thức hồn chỉnh khơng phải chỉ là những điều học được trong sách vở những tri thức đó cần phải được kiểm nghiệm, chứng minh trong thực tế, bởi lẽ lợi ích của việc học là điều kiện cần, song lợi ích của người học phải là điều kiện đủ trong chiến lược giáo dục cho mọi người. Địi hỏi lớp người đào tạo phải có đủ khả năng thích nghi ngang với sự phát triển. Vì vậy, học sinh rất cần được trang bị những kiến thức về lao động, về kỹ thuật tổng hợp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp. Để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính trên nền nơng nghiệp của tỉnh và đưa Bến Tre sớm thoát khỏi tỉnh nghèo và chậm phát triển, thì Bến Tre cần phải có đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao đáp ứng với yêu cầu phát triển của tỉnh. Đây là nhiệm vụ của ngành GD&ĐT Bến Tre mà lực lượng có vai trị quyết định là đội ngũ giáo viên. Ở các trường THPT tỉnh Bến Tre, đội ngũ giáo viên đã xác định mục tiêu đào tạo những con người phát triển tồn diện mà trong đó nhiệm vụ quan trọng là phải đào tạo những con người biết lao động, yêu lao động, tơn trọng lao động của mình và của mọi người, thích ứng được với các loại hình lao động trong điều kiện mà kinh tế thị trường đang đặt ra hiện nay. Trong quá trình giáo dục và giảng dạy, giáo viên rất quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức và kỹ năng ứng dụng được những kiến thức đó vào hoạt động sản xuất ở địa phương. Trên cơ sở trang bị những kiến thức về lao động, kỹ thuật tổng hợp đội ngũ giáo viên còn bồi dưỡng cho học sinh quan điểm đúng đắn về lao động, tinh thần q trọng của cơng,tinh thần tập thể, kỷ luật và tự giác. Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn các giáo viên, phải luôn luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ thực tế, học tập phải kết hợp với lao động sản xuất. Hiện nay, số học sinh đậu tú

tài ở Bến Tre mỗi năm đều tăng, trong số đó có nhiều em băn khoăn, bức xúc về học lên như thế nào, có việc làm sau khi ra trường không, vấn đề thu nhập ra sao… Đội ngũ giáo viên chính là lực lượng giúp đỡ các em trong vấn đề này. Nếu khơng có kiến thức

mà thầy cơ đã trang bị và định hướng thì sau khi tốt nghiệp các em sẽ bị hụt hẩng. Thầy cô đã định hướng cho các em hiểu được cần phải gắn tương lai của mình với một hình thức lao động, một nghề cụ thể nào đó đúng với sở thích, năng lực mà xã hội yêu cầu. Đó là con đường giúp các em học sinh trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của người lao động. Đây là thành quả đội ngũ giáo viên đạt được qua việc giáo dục lao động, kỹ thuật hướng nghiệp cho học sinh.

Tuy nhiên, ở Bến Tre số học sinh có tinh thần, thái độ nghiêm túc trong lao động, học tập chưa cao, kiến thức hiểu biết về kinh tế thị trường hiện nay còn yếu, hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre hiện nay (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)