- Nguyên nhân: Đa số học sinh phổ thơng hiện nay ít có nguyện vọng vào học tạ
3.2.3.2. Đội ngũ giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục cho học sinh
phương pháp giáo dục cho học sinh
Lý luận sư phạm đã khẳng định rằng, phương pháp dạy học phương pháp giáo dục vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan. Nghĩa là phương pháp dạy học phải tùy thuộc vào nội dung dạy học và đối tượng học tập, được qui định bởi quan điểm, nhận thức tài nghệ của giáo viên là sử dụng phương pháp hướng dẫn, động viên, thuyết phục bằng tình cảm, giáo viên phải có khả năng hiểu biết nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh, phải yêu thương, tơn trọng, q mến học sinh, tạo đuợc mối quan hệ nhân ái, giàu tình người giữa thầy và trị. Hồ Chí Minh cũng đã nói: “phải thương u học sinh như những người ruột thịt của mình”. Trong trường cần có dân chủ, đối với mọi vấn đề, thầy và trị cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu, điều chưa thơng suốt thì hỏi, bàn cho thơng suốt. Đây là quan điểm rất quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học, phương pháp dạy học truyền thống nặng về lý thuyết, áp đặt, mất dân chủ đã khiến cho quan hệ thầy trò nặng nề, học sinh trở nên thụ động, sợ sệt, triệt tiêu sự hồn nhiên vốn có cùng với sự chủ động và sáng tạo cần phải có. Đội ngũ giáo viên các nhà quản lý giáo dục ở Bến Tre cần phải thấm nhuần quan điểm là hãy tập trung cao vào người học, lấy sự phát triển người học làm mục đích cho việc dạy học và trên cơ sở đó lựa chọn được phương pháp dạy học thích hợp mới tạo lập được không chỉ dân chủ, cởi mở giữa thầy và trị, trong đó học sinh cần được và phải được thực hiện cái quyền học tập theo một phương pháp đúng đắn: học - hỏi - hiểu - hành, được trao đổi tranh luận cùng thầy cùng bạn … có thể nói việc xây dựng mối quan hệ nhân văn, dân chủ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học là mục tiêu, cũng là bản chất nhân văn của phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên mối quan hệ dân chủ khơng chỉ có một chiều, càng khơng phải tự do vơ tổ chức mà phải luôn luôn đi liền với kỷ cương, kỷ luật, dân chủ nhưng trị phải kính
thầy. Đối với đội ngũ giáo viên, các trường PHTH tỉnh Bến Tre hiện nay, trước hết cần phải có phương pháp giáo dục đúng đắn mới chuyển hóa được nội dung giáo dục tồn diện và hài hòa ở thế hệ trẻ, từ đó mới hiện thực hóa được mục tiêu giáo dục. Một phương thức đúng đắn sẽ chỉ đạo hợp lý việc dạy và học của giáo viên và học sinh, nhằm làm cho học sinh hoạt động một cách tự giác, tích cực sáng tạo trong q trình chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, thái độ và bồi dưỡng niềm tin trong nhân cách thế hệ trẻ.
Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực độc lập của học sinh, tránh lối truyền thụ một chiều, tiến tới dạy học theo năng lực, thực hiện đổi mới phương pháp cần định hướng vào việc tăng cường khả năng hoạt động độc lập cho người học. Thực hiện định hướng này, đội ngũ giáo viên Bến Tre cần thực hiện kết hợp phương pháp thuyết trình, giảng giải với phương pháp nêu vấn đề và đối thoại, giao cho học sinh tài liệu học tập, tài liệu tham khảo hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tự đánh giá kết quả và cuối cùng do giáo viên nhận xét đánh giá; từng bước chuyển dần việc sử dụng phương pháp dạy học với mục đích trang bị kiến thức cho học sinh sang phương pháp dạy học nhằm hình thành các năng lực cần thiết cho học sinh ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình dạy học làm cho bài học sinh động, tạo sức thu hút, lôi cuốn học sinh, khâu kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo cần tăng cường tỷ lệ sử dụng hình thức thi vấn đáp hoặc thi trắc nghiệm và coi trọng việc đánh giá của học sinh. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên nguyên tắc khách quan.
Ngày nay trong bối cảnh giáo dục nước ta nói chung, ở tỉnh Bến Tre nói riêng đang đổi mới toàn diện và mạnh mẽ theo định hướng của Đảng nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập, đặc biệt là khắc phục sự trì trệ, lạc hậu trong phương pháp dạy học, thì đội ngũ giáo viên tỉnh Bến Tre cần thấy rõ tính sư phạm, tính hiện đại mà khơng ngừng tự đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục thể hiện trong thực tế vai trò của giáo viên, người quyết định đến chất lượng của công tác giáo dục đào tạo.
KẾT LUẬN
Sau hơn 20 mươi năm đổi mới, thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, giáo dục nước ta đã có những bước tiến rất quan trọng, xã hội nhận
thức sâu sắc hơn về vai trị của giáo dục, từ đó có trách nhiệm cao hơn đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến; chất lượng giáo dục được kiểm định khách quan hơn. Đại bộ phận giaó viên có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề nghiệp có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì thế Nhà nước cần tiếp tục dành sự ưu tiên về nguồn ngân sách và con người cho giáo dục; song cũng đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành trong đó nồng cốt là ngành giáo dục phải nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm, chủ động
tích cực hơn, tự đổi mới để tạo ra bước ngoặc chuyển biến toàn diện và thực chất cho sự nghiệp giáo dục. Thời gian qua đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhưng chưa đạt
kết quả mong muốn, chưa tương xứng vớu yêu cầu. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trước hết lại bắt đầu từ việc đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng
từng bậc học. Với chương trình và sách giáo khoa mới có nhiều ưu điểm, đã có cung ứng
thiết bị giáo dục hiện đại, nhưng nếu trình độ và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên khơng
được nâng cao thì chính chủ thể của đổi mới sẽ trở thành rào cản đầu tiên, làm chậm tiến trình của ngành.
Đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre đã thông qua việc giảng dạy các môn học và hoạt động giáo dục khác để đào tạo các em học sinh THPT thành những con người phát triển toàn diện cả về tri thức, sức khỏe, đạo đức, thẩm mỹ và hướng nghiệp giúp các em có đủ yếu tố cần thiết để tham gia xây dựng quê hương đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đội ngũ giáo viên còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đồng bộ; chưa hợp lý; một bộ phận giáo viên năng lực còn hạn chế, thiếu cố gắng rèn luyện; phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Từ đó hạn chế trong quá trình thực hiện vai trị của mình. Việc phân tích, đánh giá nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đã cho thấy: Trong xu thế phát triển hiện nay cuả tỉnh và đất nước hơn lúc
nào hết chúng ta cần phấn đấu thực hiện việc đổi mới sự nghiệp GD&ĐT để tạo ra một thế hệ giáo viên trẻ năng động, có cách dạy, cách học tác động sâu sắc đến học sinh THPT. Vì thế, vai trò của đội ngũ giáo viên trong qúa trình đổi mới giáo dục cần phải được phát huy và nâng cao hơn nữa. Bản thân mỗi giáo viên cần hiểu rõ việc
phương pháp dạy học là điều kiện tốt nhất để nâng cao hiệu qủa giảng dạy, góp phần
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngườ giáo viên.
Những vấn đề đang được đặt ra về vai trò của đội ngũ giáo viên THPT ở Bến Tre trong luận văn có căn cứ từ thực trạng thực hiện vai trò cũng như những yếu tố tác động đến quá trình đội ngũ giáo viên thực hiện vai trị của mình. Đđó là cơ sở khách quan để đề xuất những giải pháp mang tính định hướng nhằm góp phần nâng cao vai trị của đội ngũ giáo viên trong quá trình đổi mới giáo dục các trường THPT ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới. Mặt khác ba nhóm giải pháp được đề xuất cịn căn cứ vào dựa trên 4 quan điểm chỉ đạo cơ bản như giáo dục toàn diện, giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, phải kết hợp giáo dục với tự giáo dục và sự nêu gương của đội ngũ giáo viên.
Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên THPT trong quá trình đổi mới giáo dục là vấn đề hết sức mới mẻ, do đó luận văn chắc chắn cịn nhiều hạn chế. Tác giả luận văn xin tiếp nhận những góp ý của các thầy cơ, các nhà khoa học trong Hội đồng trước hết trong cơng tác thực tiễn của mình và có thể cả trong cơng tác nghiên cứu sau này.