Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá và hiện đạ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre hiện nay (Trang 81 - 84)

- Nguyên nhân: Đa số học sinh phổ thơng hiện nay ít có nguyện vọng vào học tạ

3.2.2.1.Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá và hiện đạ

chuẩn hố và hiện đại

Chủ tịch Hồ Chí minh đã từng nói: “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” [24, tr.467-468]. Gần nữa thế kỷ nay chúng ta luôn ghi nhớ và làm theo lời

dạy của Bác Hồ với “sứ mệnh trồng người”. Để làm được điều này, cần đổi mới công tác đào tạo giáo viên ở ba giai đoạn:

- Giai đoạn hướng nghiệp sư phạm trước đào tạo. - Giai đoạn đào tạo cơ bản trong trường sư phạm.

- Giai đoạn bồi dưỡng, hồn thiện trình độ nghề nghiệp sau đào tạo.

Giai đoạn hướng nghiệp sư phạm: Hướng nghiệp là hướng dẫn con người chọn một nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình khi là học sinh phổ thơng trung học. Cả thực tiễn và lý luận khơng ai phủ nhận vai trị quan trọng của giáo viên trong xã hội, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên rất ít học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học thật sự có nguyện vọng làm nghề dạy học. Vì thế công tác hướng nghiệp sư phạm thật sự cần thiết và công tác này cần được đổi mới bằng việc làm cho mọi người hiểu biết cơ bản về nghề dạy học; những hiểu biết về nhu cầu của xã hội, của địa phương đối với lao động sư phạm; những hiểu biết về đặc điểm nhân cách cơ bản của giáo viên. Những biện pháp để cơ quan quản lý giáo dục trong tỉnh cung cấp những hiểu biết đó là:

Thơng báo về ý nghĩa vai trò, các điều kiện lao động, các yêu cầu, nhu cầu của xã hội, của tỉnh đối với phát triển nghề dạy học, các phương thức và con đường tiếp cận dạy học, những đòi hỏi về phẩm chất tâm sinh lý cá nhân, các chính sách đầu tư, giải quyết việc làm, các phương thức và con đường tiếp cận nghề dạy học.

Tuyên truyền nghề nghiệp qua các phương tiện thơng tin đại chúng qua gia đình, nhà trường, bè bạn, các tổ chức, tồn thể xã hội nhằm hình thành thái độ tự giác đối với việc lựa chọn nghề dạy học.

Tư vấn nghề nghiệp với hệ thống chỉ dẫn thực tế nhằm bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm, hứng thú nghề nghiệp, giúp học sinh tự mình quyết định và lựa chọn nghề thích hợp với những đặc điểm nhân cách cá nhân của mình.

Giai đoạn đào tạo cơ bản trong trường sư phạm. Hiện nay, việc đào tạo đội ngũ giáo viên THPT, trong đó có giáo viên THPT tỉnh Bến Tre chủ yếu do các trường đại học sư phạm đảm nhiệm. Những kiến thức được trang bị, được học trong trường sư phạm là nền móng vững chắc để sau khi tốt nghiệp ra trường những giáo viên trẻ tự tin bước vào nghề và thực hiện vai trị của mình. Vì thế, đào tạo cơ bản trong các trường sư

phạm được coi là then chốt, quyết định chất lượng của đội ngũ giáo viên sau này. Do đó, việc củng cố và đổi mới cơng tác đào tạo cơ bản trong hệ thống trường đại học sư phạm là hết sức cần thiết.

Trước hết, đầu tư cho các trường đại học sư phạm về cơ sở vật chất, thiết bị giáo

dục, chính sách ưu đãi đối với giáo viên và sinh viên.

Thứ hai, đổi mới nhận thức và thực hiện tốt vấn đề kết hợp giữa đủ về số lượng với

cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Cần có qui hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy cho từng trường, từng ngành học trong trường đại học sư phạm. Chú trọng đào tạo trình độ trên đại học cho đội ngũ giảng dạy.

Sở Giáo dục và đào tạo Bến Tre cũng đã xây dựng kế hoạch số 02/KH-SGD&ĐT về việc đào tạo giáo viên có trình độ thạc sĩ từ nay đến năm 2010 là 210 thầy cô giáo, kế hoạch này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đã tiến hành giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị có phân kỳ theo từng năm. Tổ chức những thơng tin khoa học trong trường sư phạm để đội ngũ này được tiếp cận những vấn đề khoa học mới nhất. Tuyển chọn những sinh viên ưu tú trong các khóa đào tạo để tạo nguồn bổ sung vào đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường đại học sư phạm.

Thứ ba, đổi mới nội dung, chương trình cập nhật kiến thức chuyên ngành, có cơ chế chính sách trong biên soạn chương trình, viết và xuất bản giáo trình theo nội dung

đã được hiện đại hóa và thường xuyên cập nhật; đảm bảo đủ giáo trình, tài liệu học tập cho sinh viên. Đối với phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tạo điều kiện để tăng cường tính chủ động của sinh viên, biến quá trình đào tạo thành quá trình “tự đào tạo”. Đổi mới phương pháp đánh giá theo hướng đề cao tính sáng tạo của sinh viên, đánh giá không chỉ đơn thuần dựa vào kết quả của các môn học mà phải dựa cả vào kết quả rèn luyện các mặt đạo đức, tư cách của sinh viên.

Thứ tư, đổi mới giáo dục năng lực sư phạm cho sinh viên: Trường đại học sư phạm

có vai trị quyết định trong việc tổ chức, điều khiển, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các giáo viên tương lai thơng qua các hình thức học tập, rèn luyện nghiệp vụ; xu hướng sư phạm sẽ dần trở thành tình cảm, hứng thú, lý tưởng nghề nghiệp. Những tình cảm ấy cần phải được xây dựng ngay từ khi các giáo viên tương lai mới bước chân vào trường thông qua các môn khoa học cơ bản và

các môn khoa học giáo dục, qua các hoạt động thực tập sư phạm, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt truyền thống,… Tăng cường giáo dục thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tính tích cực cơng dân, tinh thần lao động vì xã hội, tinh thần tương trợ tập thể, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng chống các hiện tượng tiêu cực trong nhà trường và ngoài xã hội. Làm cho những giáo viên tương lai biết tôn trọng và bảo vệ những giá trị chân chính, cố gắng tự giác rèn luyện để trở thành giáo viên, để dạy chữ, dạy người; xây dựng một mơi trường giáo dục tích cực.

Đổi mới nội dung bồi dưỡng, hồn thiện trình độ nghề nghiệp sau đào tạo: Những năm được đào tạo ở trường đại học sư phạm thực sự rất quan trọng nhưng cũng chỉ có thể cung cấp cho giáo viên vốn chuyên mơn nghiệp vụ rất cơ bản. Vì vậy, việc đội ngũ giáo viên cần được đào tạo tiếp bằng con đường bồi dưỡng thường xuyên là yêu cầu khách quan giúp họ nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cập nhật tri thức, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội, chuẩn hoá đội ngũ theo tinh thần học tập suốt đời, dưới nhiều hình thức học tập trung, học tại chức, học từ xa…

Để công tác này đạt hiệu quả cần áp dụng tốt nguyên tắc chun mơn hóa trong bồi dưỡng nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các nhóm đối tượng, tránh kiểu bồi dưỡng đồng loạt, ồ ạt, bình quân. Vận dụng nhiều hình thức bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên ở những vùng khó khăn. Chú trọng việc bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại để có thể đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre hiện nay (Trang 81 - 84)