- Nguyên nhân: Đa số học sinh phổ thơng hiện nay ít có nguyện vọng vào học tạ
3.1.4. Nâng cao vai trò của đội ngũ trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục gắn liền với sự phấn đấu của mỗi giáo viên thành tấm gương sáng cho học sinh
dục gắn liền với sự phấn đấu của mỗi giáo viên thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo vai trò của giáo viênomotj trong những chủ thể có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của công tác giáo dục, đào tạo. Giáo viên là người tác động trực tiếp đến quá trình phát triển về đạo đức, tri thức và hình thành nhân cách của người học. Từ ngàn đời nay, giáo viên luôn được coi trọng “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, được nhân dân ta không ngừng vun đắp và phát triển. Xuất phát từ truyền thống của dân tộc, vai trò quan trọng của giáo viên trong xã hội, pháp luật nước ta qui định địa vị pháp lý của giáo viên, qui định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong phát triển giáo dục, chăm lo đối với người thầy, người học. Trong quá trình giáo dục đào tạo, giáo viên không chỉ dùng tri thức mà cịn dùng nhân cách của chính mình để tác động vào học sinh. Có thể nói “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” là đặc trưng của nghề dạy học. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, hết lịng vì thế hệ trẻ, tận tụy và sáng tạo trong công việc xứng đáng là những tấm gương để học sinh noi theo. Sự kính trọng, biết ơn của học trị cũng cịn ở chỗ, giáo viên giúp các em nhận ra những hành vi sai trái, qua đó giúp các em điều chỉnh theo hướng tích cực, loại bỏ dần biểu hiện tiêu cực, góp phần hồn chỉnh nhân cách con người. Bởi lẽ, trên thực tế nhân cách con người hoàn thiện theo hướng nào là do sự ảnh hưởng mơi trường giáo dục gia đình và nhà trường rất lớn. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần lớn do giáo dục mà nên”. Mặt khác, đội ngũ
giáo viên phải tạo được uy tín đối với học sinh. Uy tín giáo viên có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh dẫn dắt cho học sinh đi theo. Những lời nói, hành vi của giáo viên sẽ đi theo các em trong suốt cuộc đời. Có những lời nói hành vi giúp con người hoàn thiện, dẫn con người đến cái đẹp và nhân văn. Nhưng cũng có những lời nói hành vi sẽ khiến cho các em bi quan, có cái nhìn và cách sống tiêu cực. Có rất nhiều giáo viên với nhân cách của chính mình đã trở thành hình tượng lý tưởng với học sinh. “Con đường chủ yếu nhất để giáo dục con người là niềm tin và chỉ có bằng niềm tin mới có thể tác động đến niềm tin" [48, tr.150]. Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển tốt đẹp Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục, yêu nghề, u trường, hết lịng thương u chăm sóc, giáo dục học sinh, khơng ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đạo đức bao giờ cũng là cái “gốc” của mỗi con người, như Bác Hồ đã từng dạy chúng ta; có tài nhưng khơng có đức tất sinh kiêu căng, sinh tật. Trình độ chuyên môn và tài năng sư phạm của mỗi giáo viên cần được phát huy cao độ để mang lại hiệu quả giáo dục tốt đẹp khi nó được sinh ra và được nuôi dưỡng từ cái “gốc” đạo đức, lành mạnh và bền vững. Trước yêu cầu mới của đất nước, mỗi giáo viên phải thật sự nổ lực rèn luyện để nâng cao cả đức và tài nhưng trước hết và xuyên suốt phải là đức độ cao cả và trong sáng. Trong sự phát triển đầy phức tạp của đời sống kinh tế-xã hội hiện nay trước những tiêu cực, những tệ nạn xã hội đang len lõi và gây tác hại ngay cả chốn học đường thì đội ngũ giáo viên phải trở thành lực lượng chống lại những tiêu cực, những tệ nạn đó để bảo vệ chính mình và bảo vệ thế hệ trẻ khỏi những hiểm họa và sai lầm. Giáo viên phải qua dạy chữ để dạy người, dạy học sinh biết sống, biết yêu quí cái đẹp. Cái đức, cái “tâm” phải là phẩm chất hàng đầu của giáo viên. Vì vậy, với nhà sư phạm, nếu xảy ra một điều gì đó bất ổn và tiêu cực qua dư luận xã hội, cũng phải trách mình trước hết “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Trên đây là bốn quan điểm cơ bản làm cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục trong các trường THPT tỉnh Bến Tre.